Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 có bài thơ nào cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ trên? Ghi rõ tên tác giả. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có câu: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu 1.a. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Câu 2. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, hãy phân tích giá trị nghệ thuật của từ “nhóm” trong đoạn thơ trên. Câu 3.Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp khoảng 10 -12 câu phân tích đoạn thơ em vừa chép ở trên,trong đoạn có sử dụng câu cảm thán. ( Gạch chân, chú thích)
1 câu trả lời
câu 1
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
b,
Bếp lửa – cái tên mang đề tài của tác phẩm vừa hàm chứa chủ lý tưởng. Hình ảnh bếp lửa không chỉ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình cảm bà cháu, về tuổi thơ, bếp lửa còn có tính chất biểu tượng, mang ý nghĩ về cội nguồn, về người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa – ngọn lửa của nghĩa tình, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp và lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của người cháu đối vối bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.
câu 2
Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhắc tới lửa người đọc luôn gợi nhớ tới hình cảnh ấp áp, ánh sáng lan tỏa. Điệp từ “Nhóm” làm cháy bùng lên bao kỷ niệm khó quên của bà và cháu. Bao hồi tưởng, những ký ức theo dòng thời gian thi nhau hiện về làm cho mạch cảm xúc ở trong thơ của tác giả càng bùng lên dữ dội.Hình ảnh người bà ngồi bên bếp lửa nhóm lên những nồi cơm nuôi quân, nhóm lên tình đoàn kết yêu thương xóm làng, nhóm lên tình yêu với những người con phương xa đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc. Nhóm lên niềm tin về sự toàn thắng của cuộc chiến tranh thống nhất nước nhà.