Câu 4: Những biện pháp em không thực hiện để giúp mọi người đều vui vẻ là: A. Luôn tươi cười với bạn, biết khen và động viên bạn. B. Hoà đồng với tất cả các bạn, hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ bạn. C. Yêu thương bạn và bắt nạt em nhỏ. D. Sẵn sàng tha thứ, khoan dung với bạn, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Câu 5: Nêu những biện pháp để điều chỉnh cảm xúc của bản thân. A. Hít thở sâu và luôn nghĩ đến điều tích cực của người khác. B. Hít thở sâu và giữ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong mình. C. Hít thở sâu và phản ứng, nói to khi đang bực tức. D. Hít thở sâu và không mở lòng chia sẻ khi mình đã có đủ bình tĩnh. Câu 6: Chỉ ra những việc làm giúp em trở nên tự tin hơn. A. Luôn giữ quần áo luộm thuộm, hôi hám. B. Lười tập thể dục, thể thao. C. Nói nhỏ, không rõ ràng. D. Đọc sách về khám phá khoa học.

1 câu trả lời

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học. Đây là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách giúp trẻ hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua, khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Trong đời sống, khen ngợi giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.

Tuy vậy, việc khen ngợi không đúng cách làm trẻ trở nên tự cao, tự đại, dễ hụt hẫng khi thất bại, thiếu cố gắng và tự tin thái quá khi làm bất cứ việc gì. Vì thế, vấn đề mà bố mẹ cần hết sức quan tâm chính là, khen ngợi con như thế nào là phù hợp?

Lời khen cần đúng lúc

Một lời khen có tác động tích cực phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm. Khi trẻ đang làm bài tập mà gặp khó khăn, chán nản, những lời khuyến khích: “Con có thể làm được mà”, “cố gắng suy nghĩ, mẹ tin con có thể làm được”… giúp trẻ có sức mạnh tinh thần để tiếp tục làm bài. Vì thế, lời khen “con tập trung tốt hơn rồi đó!”, “con tiến bộ rồi nè, không còn nhầm lẫn nữa!”, “con giỏi hơn hôm qua rồi đó, làm bài nhanh hơn rồi này!” là những lời khen cần được chia sẻ sau khi trẻ đã tự mình nỗ lực. Đúng lúc vì nó không sớm, không muộn; đúng thời điểm trẻ cần một động lực thôi thúc để tiếp tục tin tưởng vào bản thân “sẽ làm được”. Điều này, giúp trẻ tự tin hơn vào năng lực của chính mình.

Lời khen nên đúng việc

Trẻ luôn muốn được nghe khen ngợi. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì cũng nên khen. Và cũng đừng đồng nhất việc trẻ tiến bộ, tích cực với những năng lực mà trẻ đương nhiên phải có như đánh răng, rửa mặt thay quần áo hay biết cách chào hỏi người khác. Lời khen thường xuyên với những việc lặp đi lặp lại hằng ngày tạo ra cảm giác nhàm chán. Bố mẹ không nên khen trẻ một cách tùy tiện vì nghĩ lời khen sẽ cũng có lợi. Trẻ đang vẽ chân dung một người bạn, trường hợp trẻ vẽ không đẹp thì bố mẹ không nên miễn cưỡng khen “con vẽ đẹp quá”, trẻ sẽ ỷ lại, nghĩ mình vẽ đẹp, thiếu cố gắng. Thay vào đó hãy nói: “con thích vẽ lắm phải không?”, “bố/mẹ thấy con đang rất cố gắng hoàn thiện nó”. Trẻ chơi phóng phi tiêu không trúng đích, phụ huynh không nên khen “con giỏi quá”, mà hãy là “bố/mẹ thấy con sắp làm được rồi, cố gắng phóng lại và ngắm cho kĩ nào”.

Việc khen ngợi cần đúng nơi, đúng chỗ

Bố mẹ thường có tâm lý “con mình là nhất”. Điều này là một trong những nguyên nhân việc khen con trở nên thái quá và tùy tiện, nhất là xét về yếu tố không gian. Khen trẻ trước mặt mọi người, khen trẻ ở nơi công cộng… Trẻ dễ có suy nghĩ “mình là nhất”, trở nên thiếu hòa đồng với các bạn, dần dần bị cô lập. Nếu trẻ đang tham gia thi chạy thì bố mẹ tuyệt đối không được so sánh con với bạn chạy nhanh hơn kiểu “con giỏi, con chạy nhanh hơn bạn A, bạn B” – khi có mặt của cả bạn A hoặc bạn B tại nơi đó! . Trẻ sẽ có tư tưởng hơn thua mà khó tiến bộ so với chính bản thân. Nếu cần thiết, chỉ nên động viên trẻ: “Bố/mẹ thấy con đã vượt thành tích mà con chạy hôm trước rồi, cố lên”. Phụ huynh nên nhớ, thành công hay chiến thắng với trẻ là vượt lên chính mình, tiến bộ hơn mỗi ngày. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cũng khen ngợi con khéo léo, tránh làm con tự ti hoặc quá tự đại trước bạn bè.

Lời khen cần cụ thể

Lời khen tích cực là động lực giúp trẻ cố gắng hơn trong mọi hoạt động. “Sứ mệnh của lời khen” là tạo động lực trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Vì thế, hãy để lời “điểm huyệt” đúng điều thuộc về thế mạnh của trẻ. Khi lời khen được diễn đạt với nội dung chân thực, cụ thể, nó còn có tác dụng hướng dẫn cho trẻ trong các hoạt động của mình. Hãy hạn chế những lời khen mang tính chung chung và phóng đại “Con thông minh quá!”, “Con rất tuyệt vời!”, “Con quá giỏi!” mà hãy cố gắng “chỉ điểm” cho trẻ mình được khen vì điều gì: “Con làm làm toán luôn rất nhanh!”, “Bố/mẹ vui vì con là đứa trẻ rất tự giác làm tốt việc học của mình!”, “con là một người bạn biết chia sẻ và ôn hòa với bạn, đó là điều tốt!”, “con tiến bộ hơn so với hôm qua rồi này!”.
 
Với một lời khen phù hợp, bố mẹ đã tiếp thêm “sức mạnh tinh thần” để trẻ hoàn thành tốt mọi việc của mình.

.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước