Câu 34: X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 20% thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị của m là? A. 42,1 gam B. 42,8 gam C. 45,6 gam D. 39,8 gam Câu 35: Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 46,192%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,872 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. Cho B phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,88 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 4,256 lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2, có tỉ khối đối với hiđro là 436/19). Cho C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giá trị gần nhất của m là? A. 48 B. 33 C. 40 D. 42
1 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
34)X là X16. phương trình biến đổi peptit: X16 + 7H2O → 8X2
Một chú ý quan trọng: đốt X2 hay đốt X17 hay đốt muối Y đều cần cùng một lượng O2
thêm nữa, X2 + 2NaOH → Y + 1H2O; đốt Y cho x mol Na2CO3 (với nX2 = x mol)
12,5 mol không khí gồm 2,5 mol O2 và 10 mol N2 kk thì chỉ cần 2,04 mol O2 để đốt
còn 0,46 mol O2 dư và 10 mol N2 trong Z; vì ngưng tụ hơi nước nên trong Z còn
nN2 peptit + nCO2 = 1,68 mol; mà nN2 peptit = nX2 = x mol → ngay ∑nC trong X = 1,68 mol
Rút gọn lại vừa đủ: đốt x mol đipeptit X2 dạng CnH2nN2O3
cần 2,04 mol O2 thu được cùng 1,68 mol H2O + 1,68 mol CO2 + x mol N2
bảo toàn O có: 3x + 2,04 × 2 = 3 × 1,68. Giải ra x = 0,32 mol.
→ mđipeptit X2 = 1,68 × 14 + 76x = 47,84 gam; nH2O trung gian ở (*) = 0,28 mol
→ yêu cầu m = mX17 = 47,84 – 0,28 × 18 = 42,8 gam=> B