Câu 33. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500N Câu 34. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là A. 1000 N/m3 B. 10000N/m3 C. 100N/m3 D. 10N/m3 Câu 37. Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 . Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V = 20,2cm3 B. V = 20,50cm3 C. V = 20,5cm3 D. V = 20cm3 Câu 38. Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: A. thể tích của cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp. C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp. Câu 39. Dùng cân Robecvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng: A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ. B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ. C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa. D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã. Câu 40: Hai lực cân bằng nhau là hai lực? A. Mạnh như nhau B. Có cùng phương nhưng ngược chiều C. Cả A và B D. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. Câu 41. Để đo thể tích chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ gì? A. Bình tràn C. Bình chia độ B. Bình chứa D. Bình tràn và bình ch ứa. Câu 42. Nếu dùng bình tràn để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn sẽ bằng: A. Thể tích chất lỏng trong bình tràn B. Thể tích chất lỏng trong bình chứa C. Thể tích lỏng trong bình tràn cộng với bình chứa D. Một ý kiến khác Câu 43. Một em bé ra chợ mua 01 lạng thịt theo lời của mẹ. Hỏi 01 lạng thịt tương ứng bao nhiêu gam? A. 10g B. 100g C. 1000g D. 1g
1 câu trả lời
Đáp án:
Câu 33:B
Đổi : 450 g=0,45 kg
Trọng lượng của vật là :
P=10.m=>10.0,45=4,5
Câu 34: B
Trọng lượng riêng của nước là :
d=10.D=10.1000=10000(N/M khối)
Câu 37 : C
Vì ĐCNN=0,5 cm3 nên kết quả đúng sẽ là 20,5 cm3
Câu 38: D
Khối lượng của 1 vật cho biết lượng chất chứa trong vật
=>Trên vỏ hộp thịt có ghi 500g , con số này cho biết khối lượng cuat thịt trong hộp.
Câu 39 :D
Dùng cân Robecvan có đòn cân phụ để cân một vật . Khi cân thăng bằng thì khối luongj cảu vật bằng tổng khói lượng các quả cân trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.
Câu 40: C
Hai lực cân bằng là 2 lực có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
Câu 41:C
Để đo thể tích chất lỏng , người ta thường dùng bình chia độ (BCĐ)
Câu 42:D
Nếu dùng bình tràn để đo thể tích chất lỏng của vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật sẽ bằng thể tích chất lỏng tràn từ bình tràn sang bình chứa .
Câu 43:B
1 lạng =1hg=100g
Giải thích các bước giải: