Câu 3. Từ gợi dẫn của đoạn văn trên, cùng với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với nội dung “Kết nối yêu thương để nhà luôn là nơi đồng nghĩa với niềm vui và sự bình yên

1 câu trả lời

Gia đình là tổ ấm nếu mỗi thành viên biết vun đắp, chắt chiu, san sẻ cùng nhau những niềm vui, hạnh phúc của riêng mình. Đằng sau thành công của người chồng có bóng dáng của người vợ; còn thành công của người vợ có sự hỗ trợ, ủng hộ của người chồng; con cái hiếu thảo, chăm ngoan; anh em thuận hòa… vậy là đã có một mẫu hình gia đình ví như “tổ ấm”. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ, có muôn ngàn lý do và những tác nhân khiến cho nền móng gia đình tưởng chừng vững chãi lại dễ dàng sụp đổ. Đó là khi “cái tôi” trong mỗi con người quá lớn, chỉ cần một chút “quá đà” của người chồng, hay một chút vô tâm của người vợ cũng dễ dàng làm lung lay cuộc hôn nhân; hay khi thiếu sự dạy dỗ tận tâm của cha mẹ thì trong gia đình ấy, cha mẹ chỉ có công sinh thành mà thiếu đi trọng trách dưỡng dục để giáo dưỡng nên những mầm non có nhân cách cao đẹp.

Hiện nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã cho ra đời những con số “tăng dần đều” các gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa (GĐVH). Xây dựng GĐVH tức là xây dựng một mẫu hình gia đình Việt Nam chuẩn mực. Nhưng liệu chất lượng văn hóa ở những nơi được công nhận có đảm bảo chuẩn mực của một gia đình Việt Nam?! Vẫn có những gia đình “trên không thuận dưới không hòa”, vợ chồng sống trong… “chiến tranh lạnh”, cha mẹ không dạy bảo được con cái, ruột rà máu mủ sẵn sàng ví như “nước lã, người dưng” khi đụng chạm đến vấn đề chia chác, thừa kế đất đai, gia sản. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng chỉ một “con sâu” cũng đủ làm “rầu nồi canh”! Làm sao để có một GĐVH đúng chuẩn mực của gia đình Việt Nam? Làm sao để hướng đến lý tưởng mỗi tổ ấm là nơi “kết nối yêu thương”, để tất cả mọi tổ ấm “kết nối yêu thương” đến một đại gia đình Việt Nam? Bởi suy cho cùng, người Việt có chung một nơi khởi nguồn, đều là con Lạc, cháu Hồng.

“Kết nối yêu thương” để mỗi gia đình trở thành tổ ấm, là chốn bình yên nhất để ta tìm về sau bao lo toan, vất vả, điều đó đòi hỏi ý thức chung của từng cá nhân. Chỉ khi mỗi người biết quý trọng hạnh phúc gia đình thì mới biết ra sức bảo vệ, vun đắp. Mỗi thành viên trong gia đình hãy là những ngọn nến lung linh để thắp sáng lửa ấm thiêng liêng trong chính gia đình mình. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước