Câu 3 : Nội dung và tác hại của hiệp ước Giáp Tuất. Câu 4 : Hoàn cảnh, diễn biến của phong trào Cần Vương

2 câu trả lời

3. Nội dung và tác hại của hiệp ước Giáp Tuất.

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

4.

*Hoàn cảnh:

- Sau vụ binh biến ở kinh thành Huế thất bại

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)

-> Tại đây vào ngày 13/7/1885: ra chiếu Cần Vương

=> Mục đích: kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

- Phong trào yêu nước chống xâm lược lên cao, sôi nổi kéo dài -> thế kỉ  XIX gọi là phong trào Cần Vương

*Diễn biến;

- Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): bùng nổ khắp cả nước

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): Trung Kì, Bắc Kì

* 1885-1888:

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....

- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

* 1888-1896:

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

#phantrangngan

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Câu 3 Nội dung:

- Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng…

Nhận xét:

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

- Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế.

→ Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình, mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.

Câu 4:Hoàn cảnh:

- Sau vụ binh biến ở kinh thành Huế thất bại

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)

-> Tại đây vào ngày 13/7/1885: ra chiếu Cần Vương

=> Mục đích: kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

- Phong trào yêu nước chống xâm lược lên cao, sôi nổi kéo dài -> thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương

*Diễn biến:

- Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): bùng nổ khắp cả nước

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): Trung Kì, Bắc Kì