Câu 2. Treo một quả cân 100g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. a) Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu? b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu? Câu 3. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm. a) Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng? b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo. Câu 4: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu. Câu 7: Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu lò xo một vật có khối lượng 1 kg. Nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị mấy niutơn (N)
2 câu trả lời
Câu 2 :
Theo đề bài ta có: quả cân 100 g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 2.
Theo đề bài ta có: quả cân 100 g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 2.
=> khối lượng quả cân (?) g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 1.
Kim lực kế chỉ vạch thứ 1 tương ứng với khối lượng quả cân là: 100 : 2 = 50g
a) Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì tổng khối lượng quả cân được treo trên lực kế là 100g + 50 g = 150g.
Mà 1 vạch trên kim lực kế tương ứng với 50g.
Nên quả cân 150g treo vào lực kế thì kim chỉ: 150 : 50 = 3 (số vạch).
Nên quả cân 150g treo vào lực kế thì kim chỉ vạch thứ 3.
b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là 5 . 50 = 250g (vì 1 vạch trên kim lực kế tương ứng với 50g).
Câu 3 :
a) Theo đề bài, ta có:
Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm.
=> Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo:
1, 5 : 0,5 = 3 (quả)
b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo thì lò xo dài ra thêm:
4 . 0,5 = 2 (cm)
Mà người ta đo được chiều dài của lò xo sau khi đã treo 4 quả nặng là 12 cm.
Vậy chiều tự nhiên của lò xo là 12 – 2 = 10 cm.
Câu 4 :
Khi ta tác dụng một lực thì chiều dài lò xo lúc sau lớn hơn chiều dài ban đầu.
Do đó lò xo đã bị dãn và dãn một đoạn bằng: 27 – 25 = 2 cm.
Éo hiểu vì sao lại là câu 7 :
Vật có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng là 10 N.
Tức là: Khi treo vật nặng có trọng lượng 10 N thì lò xo dãn ra 10 cm.
=> Khi treo vật nặng có trọng lượng ? N thì lò xo dãn ra 1 cm.
Để lò xo dãn ra 1 cm thì cần treo vật có trọng lượng là: $\frac{10 · 1}{10}$
Vậy, nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị 1 N.
Câu 2:
a) 1 vạch trên lực kế ứng với: 100 : 2 = 50 (g)
Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 1
b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo là:
50 . 5 = 250 (g)
Câu 3:
a) Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo số quả nặng là:
1,5 : 0,5 = 3 (quả)
b) Độ dãn của lò xo khi treo 4 quả nặng là:
4 . 0,5 = 2 (cm)
Chiều dài tự nhiên của lò xo là:
12 - 2 = 10 (cm)
Câu 4:
Lò xo bị dãn một đoạn: 27 - 25 = 2 cm
=> Lò xo bị dãn một đoạn 2 cm.