Câu 2: Phân biệt phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật Câu 3: Nêu ý nghĩa thực tế của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Câu 4: Trình bày nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Câu 5: Nêu tên những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Anh em làm hộ tôi nha vote 5* luôn

2 câu trả lời

Câu 2:

+>Phân  vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh hiện đang là loại phân bón được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0. Bản chất của phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật (VSV) đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: VSV hòa tan lân, VSV cố định đạm, VSV kích thích sinh trưởng cây trồng, VSV phân giải các chất hữu cơ,… Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người. Cơ chế của phân bón vi sinh này khá đơn giản, khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng.

Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm phân bón vi sinh trên thị trường, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng cho từng loại cây trồng mà có thể chọn các loại sau đây:

  • Phân bón vi sinh vật (PBVSV) cố định đạm: chứa chủng VSV có khả năng cố định Nito từ không khí chuyển hóa thành chất chứa Nito cho đất và cây, giúp giảm lượng phân đạm hóa học.
  • PBVSV phân giải lân: chứa chủng VSV có khả năng chuyển hóa, phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan cho cây dễ dàng sử dụng, giúp nâng cao năng suất đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây đối với thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.
  • PBVSV phân giải chất hữu cơ: chứa các chủng VSV phân giải cellulose để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, cải thiện kết cấu đất từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng.
  • PBVSV kích thích tăng trưởng thực vật: chứa nhiều loại VSV có khả năng kích thích cây sinh trưởng tốt, tăng tổng hợp các chất và kích thích điều hòa quá trình trao đổi chất.
  • PBVSV phân giải silicat: chứa các VSV có khả năng hòa tan các khoáng chất có trong đất để giải phóng Kali, Silic cho cây trồng dễ sử dụng.

Nhu cầu về phân bón vi sinh trên thị trường là rất lớn, đây là một trong những định hướng tương lai của nền nông nghiệp để giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học.

Phân bón vi sinh rất dễ sử dụng và có nhiều ưu điểm, thông thường là trộn chung với hạt giống để gieo, ngâm rễ cây non vào dung dịch phân pha loãng hoặc bón trực tiếp vào đất. Do tác dụng của loại phân này chậm hơn nhiều so với phân hóa học nên người ta thường bón lót khi bón cho các loại cây ngắn ngày hoặc bón bổ sung sau khi thu hoạch đối với cây lâu năm. Công dụng của việc bón lót bằng phân vi sinh cho cây rau màu có thể giúp giảm đến 50% lượng phân bón hóa học sử dụng. Khi bón phân cần lưu ý đến độ ẩm của đất và hạn chế sử dụng phân bón hóa học để phân vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất. Người ta cũng có thể sử dụng một số phân bón vi sinh như là phân bón lá để kết hợp với phân bón qua rễ, nhằm cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng mà phân bón qua rễ không có.

+>Phân hữu cơ được hình thành từ các loại phân bắc (phân người), phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như cành, lá cây và than bùn. Phân hữu cơ cũng có nhiều ưu nhược điểm đối với đất và cây trồng. Ưu điểm của loại phân này là cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Tuy nhiên thường phải qua xử lý như ủ hoai mục, nếu không sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, tuyến trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con người và có thể có mùi gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Hiện nay phần lớn vật liệu hữu cơ là chất thải động vật được sản xuất tại chỗ nên được bán giá rẻ, tuy nhiên phải mất một số công đoạn, không tiện như sử dụng các loại phân vô cơ bù lại chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, bón nhiều, liên tục thì đất sẽ bị hóa chua.

+>Phân hóa học hay phân vô cơ là phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.Có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

Câu 3:Việc bón phân vsv phân giải hửu cơ có rất nhìu ý nghĩa thực tế 
- hữu cơ được phân giải giúp hạn chế nơi trú ẩn của vsv gây hại
- hạn chế việc tích lũy hữu cơ quá mức dẩn đến ngộ độc cây
- hữu cơ được phân hủy giải phóng chất hữu dụng cho cây trồng(các chất khoáng và chất có ích đặc biệt là acid humic)
- một số vsv phân giải chất hửu cơ còn có khả năng tiêu diệt vsv gây bệnh.
Vd: khi bón phân vi sinh chứa nấm trichoderma là loại vsv giúp phân giải chất hửu cơ ngoài ra nó còn ký sinh nấm fusarium là
1 loại nấm gây bệnh trên nhìu cây trồng
- vsv có ít trong phân vi sinh cạnh tranh môi trương sống của vsv gây hại 
- ngoài ra sản phẩn sau cùng của việc phân giải chất hửu cơ là mùn giúp cải thiện cấu trúc đất

Câu 4:Biện pháp kĩ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất, bởi vì:
- Biện pháp kĩ thuật bao gồm hầu hết các biện pháp canh tác. Mỗi biện pháp canh tác đều góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào phòng và chống sâu, bệnh hại cây trồng. Vì thế biện pháp kĩ thuật mang tính toàn diện, triệt để.
- Biện pháp kĩ thuật được thực hiện liên tục và kéo dài, từ khi chuẩn bị đồng ruộng (cày bừa, tiêu hủy tàn dư thực vật, cỏ dại), chăm sóc cây trồng (bón phân, tưới tiêu…), luân canh, gieo trồng đúng thời vụ… Các biện pháp này đã góp phần ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh. Đồng thời tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, tăng sức đề kháng và chống chịu với sâu, bệnh. Do đó hiệu quả phòng và trừ sâu, bệnh cao.
- Các biện pháp kĩ thuật vừa tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất phẩm chất cao, lại vừa phòng trừ được sâu, bệnh triệt để. Vì thế hiệu quả kinh tế rất cao.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Câu 5:– Biện pháp kĩ thuật

– Biện pháp sinh học

– Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh

– Biện pháp hóa học

– Biện pháp cơ giới, vật lí

– Biện pháp điều hòa.

Câu 2

 * Về bản chất:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.

  • Phân vi sinh: Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích.

* Về chất mang:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…

  • Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

* Về mật số vi sinh:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106

  • Phân vi sinh: Từ 1.5×108

* Về các chủng vi sinh:

  • Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…

  • Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

  • Câu 3
  • Việc bón phân vi sinh vật phân giải hữu cơ có rất nhiều ý nghĩa thực tế :

    - Hạn chế nơi trú ẩn của vi sinh vật gây hại

    - Hạn chế việc tích lũy hữu cơ quá mức dẫn đến ngộ độc cây

    - Các chất hữu cơ được phân hủy giải phóng chất hữu dụng cho cây trồng (các chất khoáng và chất có ích đặc biệt là acid humic)

    - Một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ còn có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

    Câu 4:
  • Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: – Trồng cây khỏe. – Sử dụng thiên địch để khắc chế sâu, bệnh. – Cần phát hiện kịp thời sâu, bệnh để có những biện pháp để giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
  • Câu 5:
  • Biện pháp kĩ thuật

    Biện pháp sinh học

    Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh

  • Biện pháp hóa học

    _ Biện pháp cơ giới , vật lí

    _ Biệ pháp điều hòa.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm