Câu 1:Nêu cú pháp khai báo biến.Lấy VD Câu 2:Nêu cú pháp câu lệnh gán.Lấy VD Câu 3:Nêu cú pháp khai báo Hằng.Lấy VD

2 câu trả lời

Cách khai báo biến :

VAR

            danh_sách_tên_biến : tên_kiểu_dữ_liệu;

trong đó Danh_sách_tên_biến là một dãy tên biến được đặt cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ 2 :

Var

            x, y, z : Real;   {khai báo 3 biến kiểu Real, mỗi biến được cấp 6 bytes bộ nhớ}

            chon : Char;

            thoat : Boolean;

            i, j : Integer;

            ten : String[7];

Lệnh gán.

q       Lệnh gán (assignment statement) dùng để gán giá trị của một biểu thức cho một biến đã khai báo.

q       Cú pháp của lệnh gán :

tên_biến := biểu_thức

Ý nghĩa : Đầu tiên máy tính trị của biểu_thức vế phải, sau đó gán giá trị tính được cho tên_biến ở vế trái.

Chú ý :

@     Vế trái của phép gán chỉ và chỉ có thể là một biến mà thôi. Chẳng hạn, viết x + y := 7 là sai vì vế trái là một biểu thức chứ không phải là một biến.

@     Kiểu của biểu thức phải trùng với kiểu của biến, trừ trường hợp một biến thực có thể nhận giá trị nguyên.

Ví dụ 6 : Sau khi đã khai báo :   Var  c1, c2 : Char;  i, j : Integer;  x, y : Real;

thì có thể thực hiện các lệnh gán sau :

            c1 :=’B’;                                             c2 := chr(7);              i := (23+6)*2 mod 3;

            j := round(20/3);                   x := 0.5;                                  y := 1;

Hằng.

1.1. Khái niệm về hằng (constant) : Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

1.2. Cách khai báo hằng :

CONST

            Tên_hằng = giá_trị;

trong đó Tên_hằng là tự đặt, theo đúng quy tắc của một tên, còn giá_trị có thể là một hằng hoặc một biểu thức mà các toán hạng đều là hằng.

Ví dụ 1 :

Const

            max = 150;                            {hằng nguyên}

            L = False;                               {hằng logic}

            A = (5*7)/4;                          {hằng thực}

            ch =’Y’;                                  {hằng ký tự}

            Ho = ’Le Van’;                       {hằng chuỗi}

Lưu ý : Turbo Pascal có sẵn một số hằng chuẩn cho phép sử dụng mà không phải khai báo như : Pi (có giá trị bằng số p), MaxInt (có giá trị bằng 32767, là số Integer lớn nhất). Chẳng hạn, có thể dùng lệnh sau :

            Writeln(‘Diện tích hình tròn bán kính r = 5 là : ’,pi*5*5:8:3);

            Chúng ta dùng các tên hằng để chương trình được rõ ràng và dễ sửa đổi.

1. KHAI BÁO HẰNG

- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình.

- Cú pháp:

CONST < Tên hằng > = < Giá trị >;

hoặc:

CONST < Tên hằng >: = < Biểu thức hằng >;

Ví dụ:

CONST Max = 100;

VD : Name = ''lan trần ;

Continue = FALSE;

Logic = ODD(5); {Logic =TRUE}

Chú ý: Chỉ các hàm chuẩn dưới đây mới được cho phép sử dụng trong một biểu thức hằng:

ABS CHR HI LO LENGTH ODD ORD

PTR ROUND PRED SUCC SIZEOF SWAP TRUNC

2. KHAI BÁO BIẾN

- Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Cú pháp:

VAR < Tên biến >[,< Tên biến 2>,...] : < Kiểu dữ liệu >;

Ví dụ:

VAR x, y: Real; {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}

a, b: Integer; {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}

Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:

CONST < Tên biến >: < Kiểu > = < Giá trị >;

Ví dụ:

CONST x:integer = 5;

Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).

3. ĐỊNH NGHĨA KIỂU

- Ngoài các kiểu dữ liệu do Turbo Pascal cung cấp, ta có thể định nghĩa các kiểu dữ liệu mới dựa trên các kiểu dữ liệu đã có.

- Cú pháp:

TYPE < Tên kiểu > = < Mô tả kiểu >;

VAR < Tên biến >:< Tên kiểu >;

Ví dụ:

TYPE Số thực = Real;

Tuổi = 1..100;

Thứ ngày = (Hai,Ba,Tu, Nam, Sau, Bay, CN)

VAR x :Số thực;

tt : Tuoi;

Day: Thu ngay;

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước