câu 1Nêu chức năng của các chất dinh dưỡng? câu2Thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Kể tên ? Cách thay thế thức ăn như thế nào ? Câu 3 .Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm ? Cho ví dụ ? Nêu các biện pháp phóng tránh nhiễm trùng thựcphẩm. Câu 4 . An toàn thực phẩm là gì ? Nêu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn ? Mẹ em đi chợ mua thực phẩm tươi ngon về để chế biến món ăn gồm : thịt bò, tôm, rau cải, cà chua, khoai tây, cà rốt, trái cây tráng miệng ( chuối, táo ). Em hãy nêu biện pháp bảo quản để chất dinh dưỡng có trong thực phẩm ít bị mất đi trong quá trình sơ chế và chế biến món ăn Câu 5. Khi chế biến món ăn cần chú ý đến những vấn đề gì ? Câu 6. Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm, mỗi loại cho 1 ví dụ ? Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình? Câu 8. Thực đơn là gì ? Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn? Câu 9. Thu nhập của gia đình là gì ? Có mấy loại thu nhập ? Em có thể làm gì để tăng nguồn thu nhập cho gia đình ? Câu 10. Chi tiêu trong gia đình là gì ? Nêu các khoản chi tiêu mong được giúp đỡ
2 câu trả lời
câu 1 ;chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
câu 2;4 nhóm chất béo;chat đạm;chaatscanxi;chất ngọt
Câu1
-Chức năng của chất béo :
+Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
+Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
-Chức năng của chất đạm :
+ Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
+ Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật
+Vận chuyển các dưỡng chất.
+Điều hòa cân bằng nước.
+Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng
-Chức năng của chất đường bột:
+Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng
+Cấu tạo nên tế bào và các mô
+Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ
+Điều hòa hoạt động của cơ thể.
+Cung cấp chất xơ cần thiết
+Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...
Chức năng của vitamin:
A : các quả đỏ (cà chua, cà rốt, gấc) gan, lòng đỏ trứng, dầu cá …
=>Bảo vệ mắt, da không khô, giúp cơ thể phát triển, ngăn bệnh quáng gà
B : cám gạo, ngũ cốc, gan, tim sữa… -> Ngừa bệnh phù thủng, điều hòa hệ thần kinh
=> Ngừa bệnh phù thủng, điều hòa hệ thần kinh
C : rau quả tươi
=> Răng lợi khỏe mạnh, tăng đề kháng
D : tôm, cua, ánh nắng mặt trời …
=>Xương răng phát triển tốt, chống còi xương ( da sản xuất ra D nếu được tiếp xúc ánh nắng mặt trời )
Câu2
Thức ăn được chia àm 4 nhóm:
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất bột đường
- Nhóm giàu vitamin và chất khoáng
Câu3
+ Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
+ Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
-Biện pháp chống nhiễm trùng : rữa kỉ thực phẩm , nấu chín thực phẩm , đậy kĩ thực phẩm
-Biện pháp phòng chống nhiễm độc : không đung thực phẩm có chứa chất độc , không dùng thức ăn bị biến chất , không đung đồ hợp quá hạn sử dụng
Câu4
-Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
-Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ
-Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng thi lập tức bỏ ngay
-Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm,...
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
Câu5
Trong khi chế biến cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, chất lượng thực phẩm,..
Câu6
-Bữa ăn hợp lí:
+Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm, với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp, để cung cấp cho nhu cầu của cơthể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng
-Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình:
+Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
+Điều kiện tài chính
+Sự cân bằng chất dinh dưỡng
Câu8
-Thực đơn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan.
-Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
+ Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)
+Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.
+Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn.
Câu9
-Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
-Có 2 loại thu nhập: thu nhập bằng tiền và thu nhập bằng hiện vật.
-Em có có thể làm các công việc theo sức mình , tiết kiệm chi tiêu để góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình.
Câu10
-Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng như cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
- Các khoản chi tiêu:
+Chi tiêu các nhu cầu vật chất : như ăn,mặc, ở, đi lại
+Chi tiêu cho các nhu cầu văn hoá tinh thần : học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan
CHÚC BẠN HỌC TỐT<3