Câu 1:chương trình là gì? Ngôn ngữ lập trình là gì? Việc tạo ra chương trình gồm mấy bước Câu 2: từ khoá là gì?Tên là gì cho VD. Cấu trúc chung của chương trình bao gồm những thành phần gì Câu 3:Em hãy kể các kiểu dữ liệu mà em đã được học ? Nêu câu lệnh thông báo kết quả tính toán và nhập dữ liệu Câu 4:Biến là gì ? Nêu cú pháp khai báo bi,hằng là gì nêu cú pháp khai báo hằng

1 câu trả lời

câu 1:

* chương trình: là `1` dãy các câu lệnh và máy tính có thể hiểu và thực hiện được

* ngôn ngữ lập trình: là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

* việc tạo ra chương trình gồm: `2` bước:

- viết chương trình bằng `1` ngôn ngữ lập trình

- dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được

câu 2: 

* từ khóa: là từ dành riêng cho mục đích sử dụng theo quy định của ngôn ngữ lập trình

- ví dụ: Program: khai báo tên chương trình

            Uses: khai báo các thư viện

            Begin, End: khai báo bắt đầu và kết thúc phần thân của chương trình

            Var: khai báo biến

* tên: dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt

- ví dụ: CT_Dau_tien, Crt,...

* Cấu trúc chung của chương trình bao gồm những thành phần: gồm `2` phần:

- phần khai báo: gồm khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo biến...

- phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện

câu 3:

* các kiểu dữ liệu mà em đã được học:

- dữ liệu kiểu chữ

- dữ liệu kiểu số

* câu lệnh thông báo kết quả tính toán và nhập dữ liệu:
- lệnh thông báo kết quả tính toán (xuất dữ liệu):
+ cú pháp: write('Nội dung thông báo',biến) ;

`@` ví dụ: write('Tong hai so=',S);

- lệnh thông báo nhập dữ liệu:

+ cú pháp: write('Nội dung thông báo');readln(biến);

`@` ví dụ: write('Nhap a:')'readln(a);

câu 4: 

* biến: là công cụ dùng để lưu trữ dữ liệu, giá trị của biến có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình

* cú pháp khai báo biến: Var tên biến: kiểu dữ liệu;

- ví dụ: Var n: integer;

`@` lưu ý: nếu có nhiều biến, ta khai báo bằng danh sách biến

- ví dụ: Var n: integer;

            R,CV,DT: real;

* hằng: là công cụ dùng để lưu trữ dữ liệu, giá trị của hằng không đổi trong khi thực hiện chương trình

* cú pháp khai báo hằng: Const tên hằng bằng giá trị của hằng;

- ví dụ: Const pi = `3,14`;

`@` lưu ý: nếu có nhiều hằng, ta khai báo bằng danh sách hằng

- ví dụ: Const pi `= 3,14`

                       R `= 3`

$#MintUwU$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước