Câu 17: Có thể tách anilin ra khỏi hỗn hợp của nó với phenol bằng A. dung dịch brom, sau đó lọc. B. dung dịch NaOH, sau đó chiết. C. dung dịch HCl, sau đó chiết. D. dung dịch NaOH hoặc dd HCl, sau đó chiết. Câu 18: Tính chất nào của anilin chứng tỏ gốc phenyl ảnh hưởng đến nhóm amino? A. Phản ứng với axit clohiđric tạo ra muối. B. Không làm xanh giấy quỳ tím. C. Phản ứng với nước brom dễ dàng. D. Phản ứng với axit nitrơ tạo ra muối điazoni. Câu 19: Anilin và các amin thơm bậc I tác dụng với axit nào tạo ra muối điazoni ? A. HCl. B. HNO2. C. HNO3. D. H3PO4. Câu 20: Phát biểu nào không phải là ứng dụng của anilin? A. Làm nước hoa. B. Sản xuất phẩm nhuộm. C. Sản xuất thuốc chữa bệnh. D. Sản xuất polime. Câu 21: Anilin thường được điều chế từ A. C6H5NO. B. C6H5NO2. C. C6H5NO3. D. C6H5N2Cl. Câu 22: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần? A. H2O, NH3, CH3NH2, C6H5NH2. B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, H2O C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, H2O D. NH3, H2O, CH3NH2, C6H5NH2 Câu 23: Có thể phân biệt dung dịch amoniac và dung dịch anilin bằng A. giấy quỳ tím. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH. D. giấy quỳ tím hoặc dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH. Câu 24: Để phân biệt dung dịch metylamin và dung dịch anilin, có thể dùng A. giấy quỳ tím. B. dung dịch NaOH C. dung dịch HCl. D. giấy quỳ tím hoặc dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH. Câu 25: Chất nào có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo ra kết tủa AgCl ? A. Phenyl clorua. B. Benzyl clorua. C. Phenylamoni clorua. D. Metyl clorua. Câu 26: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự độ mạnh của tính bazơ tăng dần của các chất : NH3; CH3 – NH2; C6H5 – NH2 là: A. C6H5 – NH2 < NH3 < CH3 – NH2 B. NH3 < CH3 – NH2 < C6H5 – NH2 C. NH3 < C6H5 – NH2 < CH3 – NH2 D. CH3 – NH2 < NH3 < C6H5 – NH2 Câu 27: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. Câu 29: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. Phenylamoni clorua. B. Anilin. C. Glyxin. D. Etylamin. Câu 30: a) Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH. C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. b) Cho các phát biểu sau: (a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol. (b) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột. (c) Các mảng “riêu cua" xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein. (d) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm. (đ) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no). Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
2 câu trả lời
Đáp án:
$17. B$ (Dùng $HCl$ sau đó chiết sẽ thu được phenol)
$18. B$
$19. B$
$20. A$
$21. B$
$22. B$
$23. A$
$24. A$
$25. C$
$26. A$
$27. A$
$28. B$
$29. D$
$30.
a, $D$ (cùng bậc 2)
b, $B$ (Đúng: a, c, d)
17.B
18.B
19.B
20.A
21.B
22.B
23.A
24.A
25.C
26.A
27.A
28.B
29.D
CÂU 30
A) D
B) B
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm