Câu 11: Do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên A. lục địa Á – Âu rộng lớn. B. dãy Himalaya cao đồ sộ. C. dãy núi ngầm Đại Tây Dương. D. vành đai lửa Thái Bình Dương. Câu 12: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên A. dãy núi trẻ An-đet. B. vành đai lửa Địa Trung Hải. C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau. D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ. Câu 13: Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây? A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca. B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi. C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi. D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực. CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI CHỈ CẦN CHỌN ĐÁP ÁN THÔI Ạ K CẦN GIẢ THÍCH GÌ ĐÂU
2 câu trả lời
Câu 11:
Đáp án B.
Giải thích:
- Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.
- Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau -> tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,...
Câu 12:
Đáp án A.
Giải thích:
- Dãy An-đet nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Na-zca và mảng Nam Mĩ.
- Khi hai mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ, tại vị trí tiếp xúc vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy An-đét, đồng thời sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa,...(dãy An- đét nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
Câu 13:
Đáp án:B
Giải thích:
Vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á và mảng Phi.