Câu 1 Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau: A) Bếp lửa - Bằng Việt Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. B) Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim C) Truyện Kiều - Nguyễn Du Vân xem trang trọng khác với, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cưới ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. D) Truyện Kiều - Nguyễn Du Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. E) Ngắm trăng - Hồ Chí Minh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2 câu trả lời

A) Bếp lửa - Bằng Việt

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

- Điệp từ: Tăng sức gợi hình gợi cảm , làm bài thơ thêm sinh động
                 Nhấn mạnh sự hiện diện của bếp lửa, đó là vật gắn bó với người cháu lẫn bà, là thứ bà dùng để sưởi ấm cho người cháu. Từ đó thể hiện sự tần tảo của người bà trong việc thương yêu nhân vật cháu

B) Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

- Điệp cấu trúc: ''Không có''
- Liệt kê: ''các từ in nghiêng'': 
- Ẩn dụ: trái tim
=> Tác dụng chung:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ
+ Nhấn mạnh các anh lính lái xe không chỉ thiếu một thứ, mà là nhiều thứ. Và đó toàn là những vật bảo hộ giúp các anh được an toàn hơn. Chiếc xe mất đi những linh kiện quan trọng giúp chống lại vật lạ bên ngoài, nó khiến các anh thêm nguy hiểm khi đi trên con đường Trường Sơn đầy rẫy những hiểm nguy luôn rình rập
+ Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiế
n tranh qua đó làm sáng lên phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc của những người lính.

C) Truyện Kiều - Nguyễn Du

Vân xem trang trọng khác với,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

- Ước lệ tượng trưng: Ẩn dụ kết hợp nhân hóa: Nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Vân: sang trọng, quý phái, đầy đặn, nở nang vể nhan sắc; đoan trang, phúc hậu, trung thực về tính cách. Đồng thời gợi tả số phận sau này: yên ổn, bình lặn

D) Truyện Kiều - Nguyễn Du

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

-Bút pháp ước lệ, tương trưng:

+Làn thu thủy: gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, đôi mắt trong như nước mùa thu

-Biện pháp nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn

Dự báo số phận và tương lai đầy sóng gió của Thúy Kiều

=> Sắc đẹp của Kiều "nghiêng nước nghiêng thành": vẻ đẹp chim sa cá lặn

E) Ngắm trăng - Hồ Chí Minh

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Nhân hóa: "Trăng nhòm” và điệp từ “ ngắm”
=>  Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...  

         Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước