Câu 1. Viết công thức tính áp suất. Nêu rõ đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 2 . Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn bàng bao nhiêu? Câu 3. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc yếu tố nào? Câu 4. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì p¬2 có giá trị bằng mấy lần p1 Câu 5 . Một chiếc tàu bị thủng lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Câu 6 . Một vật nặng 3kg đang nổi trên mặt nước. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Giúp mình với mình đang cần gấp mng ơi
1 câu trả lời
Câu 1:
P=F/S trong đó
F:lực tác dụng lên vật (N)
P : là trọng lực của vật
S là diện tích bị ép
Câu 2:
Theo công thức thì p=F/S
==> S= F/p
Vậy diện tích bị ép có độ lớn là :
S=F / p=600 /3000 =0.2 ( m²)
Thấy 0.2 m² = 2000 (cm²)
Vậy diện tích bị ép là 2000 cm²
Câu 3:
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 4:
Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là :
p¹=d¹.h¹
Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 2 là :
P² = d².h² = 1,5 .d¹ .0,6 .h¹
= (1,5 .0,6 ) ( d¹.h¹ ) = 0,9 p¹
==> p² = 0,9 p¹
Câu 5 :
Áp suất do nước gây ra tạo chỗ thủng là:
P = d.h = 10 000 . 2,8 = 28 000N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng ván là
F = p.s = 28 000 . 0,015 = 420N
Câu 6 :
30N
Giải thích các bước giải:
Vì vật nổi trên mặt nước nên trọng lực cân bằng với lực đẩy Ác si mét:
⇒FA=P=10m=3.10=30N