Câu 1: Vì sao phải hợp tác quốc tế?Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa gì? Câu 2:Ý nghĩa và kể tên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? Câu 3:Tìm 5 biểu hiện và rèn luyện,làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả trong: +Cuộc sống +Học tập +Trong lao động Mn làm giúp mk nhanh nha,mai mk kiểm tra hk rùi ^^

2 câu trả lời

1/cần hợp tác quốc tế vì : -khi hợp tác các nước có thể giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển, nhất là đối với nước đang phát triển và kém phát triển. -cùng phát huy điểm mạnh của nhau và khắc phục khuyết điểm

2/

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

+Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…

+Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…

+Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…
3/

Những biểu hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động:

+ Lao động tự giác, đảm bảo ki luật, an toàn trong lao động;

+ Máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại;

+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp;

+ Thái độ phục vụ khách hàng tốt.

- Lao động không năng suất, chất lượng, hiệu quả:

+ Làm bừa, làm ẩu;

+ Chạy theo số lượng;

+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm kém, không tiêu thụ được;

+ Làm hàng giả, hàng nhái.

câu 1:

Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) được đề cập trong các Luật BVMT, và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác quốc tế về môi trường đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT ở nước ta. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau. Cụ thể là, trong những năm 90 thế kỷ trước, hợp tác quốc tế về môi trường chủ yếu được thực hiện qua các dự án hợp tác song phương với Thụy Điển, Ca-na-đa, với nội dung tập trung vào nâng cao năng lực xây dựng thể chế và hình thức là tiếp nhận viện trợ.

Đến nay, hợp tác đã được mở rộng thông qua nhiều đối tác song phương như: Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc… cũng như các tổ chức quốc tế đa phương (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Quỹ Môi trường toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, ASEAN). Nội dung hợp tác đã đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác được chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác giải quyết vấn đề…

Trong giai đoạn tới, hợp tác quốc tế về môi trường có những bối cảnh mới, với những thuận lợi, khó khăn, đòi hỏi phải có định hướng và giải pháp phù hợp với Việt Nam; qua đó tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn và từng bước khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Về thuận lợi, trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hợp tác quốc tế về môi trường nói riêng luôn được coi là một nội dung, giải pháp quan trọng được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và các văn bản luật, dưới luật trong lĩnh vực này. Điển hình như: Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014) có ba điều thuộc Chương 17, quy định nội dung hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, cũng nêu rõ “Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường”...

Ngoài ra, Việt Nam có nhiều vấn đề môi trường có tính toàn cầu và khu vực, vì vậy đã nhận được sự hỗ trợ của quốc tế để triển khai nghiên cứu, đề ra các giải pháp trước tình trạng đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng; ô nhiễm hóa chất, chất thải tiếp tục đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người… Các vấn đề môi trường này đều là vấn đề nóng ở Việt Nam, là những chủ đề trọng tâm cho các dự án nghiên cứu điển hình cho thế giới. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm và năng lực cơ bản cần thiết để thực hiện các dự án hợp tác quốc tế…

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nếu như giai đoạn trước đây, vai trò của Việt Nam chủ yếu là nước nhận tài trợ và hỗ trợ, thì trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cần phát huy vị thế mới của một đối tác tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế. Thí dụ như trong lĩnh vực hóa chất và chất thải, ngoài các nội dung nâng cao năng lực quản lý, rà soát thể chế và chính sách, các yêu cầu của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đối với các đề xuất dự án đòi hỏi những kết quả cụ thể trong việc loại bỏ các hóa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và chất thải điện tử. Nhận thức về hợp tác quốc tế về môi trường có lúc có nơi còn chưa thật sự đầy đủ, còn tồn tại quan điểm cho rằng hướng hợp tác quốc tế đơn thuần là tìm kiếm nguồn tài trợ và chỉ tham gia hợp tác khi nguồn tài trợ rõ ràng, cụ thể. Tư duy này, phần nào cản trở phát triển tính chủ động, tính chiến lược trong một số hoạt động hợp tác quốc tế thời gian qua…

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường trong thời gian tới, chúng ta thay đổi tư duy về hợp tác quốc tế, chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Tăng cường đầu tư tài lực và nhân lực cho hợp tác quốc tế về môi trường; bố trí kinh phí để thực hiện các sáng kiến, các sự kiện do Việt Nam chủ trì, tiến tới cử đại diện Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của ngành; xác định các định hướng hợp tác chiến lược, tập trung vào những vấn đề vừa giải quyết nhu cầu trong nước vừa đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực, nhất là chú trọng những vấn đề mới mà Việt Nam có lợi thế hiện nay…

câu 2:Là quốc gia nằm ở phía Đông, thuộc bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, châu Á; có diện tích 331.698 km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất liền và 4.500 km2 biển nội thủy... Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo nên có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp; là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh trên thế giới, điển hình là văn minh Trung Quốc và Ấn Độ với cốt lõi là hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo. Quy mô dân số gần 92,5 triệu người (năm 2016), đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc địa phương, nhưng 54 dân tộc anh em cùng gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung của cuộc đấu tranh, hòa hợp lâu dài, lấy tộc người Việt làm trung tâm. Điều này đã tạo nên văn hóa dân tộc Việt Nam thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa của các dân tộc với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

câu 3:

Những biểu hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động:

+ Lao động tự giác, đảm bảo ki luật, an toàn trong lao động;

+ Máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại;

+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp;

+ Thái độ phục vụ khách hàng tốt.

- Lao động không năng suất, chất lượng, hiệu quả:

+ Làm bừa, làm ẩu;

+ Chạy theo số lượng;

+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm kém, không tiêu thụ được;

+ Làm hàng giả, hàng nhái...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm