Câu 1 Vì sao chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ? Tính chất của CTTG II? Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh? Câu 2. Chính sách mới của Ph.Rudoven : hoàn cảnh, nội dung, tác dụng. Câu 3. Phân tích những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

2 câu trả lời

Câu 1:

Nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

- Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

- Chính sách thỏa hiệp và nhượng bộ của Anh, Mỹ, pháp tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh.

Nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

=> chiến tranh bùng nổ

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

Suy nghĩ của em về chiến tranh:

 ***Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.
Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến

Câu 2:

* Hoàn cảnh

- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

* Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Ban hành các Đạo luật về Phục Hưng, ngành ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

* Tác dụng:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Giúp cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản

Câu 3:

- Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á...

Câu 1 Vì sao chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ?

- Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa → “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới). ... Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tính chất của CTTG II?

-Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh mangtính chất liên minh. Lực lượng đồng minh chống phát-xít, liên minh các quốc gia và các dân tộc trên thế giới đã đoàn kết, chung sức trong cuộc chiến đấu chống lại khối phát-xít xâm lược đứng đầu là phát-xít Ðức, Italy và quân phiệt Nhật.

Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh?

- Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.
- Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được.
- Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác.
- Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.
- Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.

Câu 2. Chính sách mới của Ph.Rudoven : hoàn cảnh, nội dung, tác dụng.

Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Câu 3. Phân tích những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
-giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In –đô –nê –xi –a, Đảng Cộng Sản của các nước Đông Nam Á…