Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Pháp, Mĩ. B. Nước Mĩ, Đức. C. Nước Mĩ, Nga. Nước Mĩ, Pháp, Đức. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức? A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu. B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa. C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước. D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.. Câu 3.Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh. o C. Đầu tư vào thuộc địa ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào. o D. A + B đúng. • Câu 4.Cuối thế kỉ XIX, hai Đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là: o A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. o B. Đảng Tự do và Công Đảng. o C. Đảng Tự Do và Đảng Bảo thủ. o D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. • Câu 5.Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? o A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” o B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa. o C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. o D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. • Câu 6.Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là: o A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân o B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi o C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến o D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng • Câu 7.Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại, vì sao? o A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo. o B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa o C. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi. o D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng. • Câu 8.Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào? o A. Mĩ, Đức, Anh. o B Mĩ, Nga, Trung Quốc o C. Đức, Nga, Mĩ. o D. Nga, Pháp, Hà Lan. Câu 9: Quốc gia nào ở cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, được coi là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”? o A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ Câu 10: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xsuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư sản. Câu 11: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là: A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. • Chủ đề 3. Ấn Độ cuối thế kỉ XVIII- đầu TK XX Câu 1: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào? A. Tầng lớp tri thức B. Giai cấp nông dân C. Giai cấp công nhân D. Giai cấp tư sản. Câu 2: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI B. Đầu thế kỉ XVIII C. Cuối thế kỉ XVIII D. Năm 1875 Câu 3: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội? A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857 – 1859) mang tính dân tộc? A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính. B. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước. C. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh. D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến. Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì? A. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Ấn Độ B. Mang tính dân tộc sâu sắc. C. Đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ. D. Thúc đẩy giai cấp tư sản đứng dậy chống thực dân Anh. Câu 6: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy. D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế. giúp mik với, mình cảm ơn
2 câu trả lời
Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?
B. Nước Mĩ, Đức.
Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước Nước Mĩ, Đức vượt qua và đứng thứ 3 thế giới.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức?
A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ ,trở nên lạc hậu nên nền công nghiệp anh phát triển chậm lại
Câu 3.Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
D. A + B đúng.
Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển,đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.
Câu 4.Cuối thế kỉ XIX, hai Đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là:
C. Đảng Tự Do và Đảng Bảo thủ.
Câu 5.Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
Câu 6.Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
Câu 7.Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại, vì sao?
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.
Câu 8.Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?
A. Mĩ, Đức, Anh.
Câu 9: Quốc gia nào ở cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, được coi là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?
D. Mĩ
Câu 10: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào?
D. Tập trung sản xuất và tư sản.
Câu 11: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
Chủ đề 3. Ấn Độ cuối thế kỉ XVIII- đầu TK XX Câu 1: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?
D. Giai cấp tư sản.
Câu 2: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI
C. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 3: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?
A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.
Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857 – 1859) mang tính dân tộc?
A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính.
Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?
A. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Ấn Độ
Câu 6: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế.
#tsuki.tln xin hay nhất ạ