Câu 1: Trong các oxit sau, oxit không tan trong nước là A. MgO. B. P2O5. C. Na2O. D. CO2. Câu 2: Oxit tác dụng được với dung dịch HCl là A. SO2. B. CO2. C. CuO. D. P2O5. Câu 3: Nhóm chỉ gồm các oxit axit là A. CO2, P2O5, MgO, SO2. B. CO2, P2O5, NO, SO2. C. CO, P2O5, MgO, SO2. D. CO2, P2O5, SO3, SO2. Câu 4: Để pha loãng H2SO4 đặc an toàn, cần A. cho từ từ H2SO4 đặc vào bình đựng nước. B. cho từ từ nước vào bình đựng H2SO4 đặc. C. rót đồng thời H2SO4 đặc và nước vào bình. D. cách A và B đều dùng được. Câu 5: Cho các dung dịch sau: NaCl, NaOH, HCl, H2SO4, KNO3. Trong các dung dịch trên, có bao nhiêu dung dịch có pH < 7? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào một ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng có kết tủa A. màu xanh. B. màu nâu đỏ. C. sau đó tan đi. D. màu trắng. Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2? A. CO2. B. Na2O. C. CO. D. MgO.

1 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

1. `A` (đây là oxit bazơ yếu nên không thể tan trong nước)

2. `C` (tính chất hóa học của oxit bazơ là tác dụng được với axit)

PTHH: `CuO + 2HCl -> CuCl_2 + H_2`

3. `D`

`-` Loại `A` vì có `MgO` là oxit bazơ

`-` Loại `B` vì có `NO` là oxit trung tính

`-` Loại `C` vì có `CO, MgO` lần lượt là oxit trung tính, oxit bazơ

4. `A` (vì nếu đổ nước từ từ vào `H_2 SO_4` đặc thì sẽ bị bỏng bởi tính háo nước của nó)

5. `A` (axit có `pH < 7 -> HCl, H_2 SO_4`)

6. `B` 

PTHH: `3NaOH + FeCl_3 -> Fe(OH)_3↓ + 3NaCl`

7. `A` (tính chất hóa học của oxit axit là tác dụng với bazơ kiềm)

PTHH:

`CO_2 + Ba(OH)_2 -> BaCO_3↓ + H_2 O`

`2CO_2 + Ba(OH)_2 -> Ba(HCO_3)_2`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
38 phút trước