Câu 1 Trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ ( ví dụ trong xác sinh vật) và các quá trình cố định Nitơ phân tử? Câu2 Phân biệt quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật dựa trên những tiêu chí : - nơi diễn ra: - phương trình phản ứng : - vai trò: Câu 3 a, Hãy cho biết ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ? b, Cho các thực vật sau lúa ngô dứa hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo năng suất sinh học của thực vật trong các thực vật trên thực vật nào xảy ra hô hấp sáng? Câu4 mối quan hệ của hô hấp dưới môi trường và từ đó để xuất các biện pháp để bảo quản nông sản? Câu5 A, cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể? B. Giải thích tại sao nhịp tim của các loài động vật đập suốt đời? Câu6 chiều hướng tiến hóa trong hô hấp của động vật những động vật hô hấp trên cạn loài nào hô hấp tốt nhất và giải thích vì sao

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất

Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải trải qua con đường chuyển hóa thành NH4+ và NO3- nhờ hoạt động của các vi sinh vật đất:

Con đường chuyển hóa diễn ra theo 2 giai đoạn:

- Amôn hóa là quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành amôni (NH4+) nhờ vi khuẩn amôn hóa:

- Qúa trình nitrat hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng nitơ ôxi hóa (NH4+) sang dạng nitơ khử là NO3- nhờ vi khuẩn nitrat hóa:

Ngoài ra trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3- → N2 ). Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, diễn ra mạnh khi đất thiếu không khí. Do đó, để ngăn chặn sự mất mát nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất

Quá trình cố định nitơ phân tử

- Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3 gọi là quá trình cố định nitơ

- Trong tự nhiên, hoạt động của nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị lấy đi.

- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm : vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

- Vi khuẩn cố định nitơ có được khả năng như vậy là do nó có enzim nitrôgenaza có khả năng bẻ gẫy liên kết ba bền vững trong N2 để nitơ liên kết với hiđrô tạo thành amoniac (NH3). Trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+.

Câu 2:

Quang hợp:

- nơi diễn ra: lá và thân non

- phương trình phản ứng : 6 CO2 + 6H20 → C6H12O6 + 6O2

- vai trò: tổng hợp chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển

Hô hấp:

- nơi diễn ra: tất cả các bộ phận của cây

- phương trình phản ứng : C6H12O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6H20

- vai trò: tổng hợp chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển

Câu 3:

a,  Ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3

- Cường độ quang hợp cao hơn

- Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn

- Năng suất cao hơn

b,

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần năng suất sinh học:

Dứa -> Lúa -> Ngô 

Thực vật xảy ra hô hấp sáng:

Lúa 

Câu 4:

Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hô hấp:

Hô hấp và nhiệt độ

– Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

– Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.

+ Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 – 10C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

+ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 – 35C

+ Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 – 45C. Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ.

Hô hấp và hàm lượng nước

– Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

+ Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

+ Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.

Dựa vào kiến thức về hô hấp và mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường người ta đã áp dụng các biện pháp bảo quản nhằm ngăn chặn các yếu tố bất lợi cho hoạt động hô hấp cụ thể

+ Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô. VD: Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16°C tùy theo từng loại hạt.

+ Làm giảm nhiệt độ: để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh kho lạnh. VD: khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam chanh ở 6°C, các loại rau khác là 3 – 7°C.

+ Tăng nồng độ CO2 gây ức chế quang hợp: bơm CO2 vào buồng, kho bảo quản

Câu 5:

a,

- Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tir lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

- Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật là do chúng có chu kì tim khác nhau

b, Nhịp tim của các động vật có thể đập suốt đời vì chúng có thời gian nghỉ:

Một chu kì tim trung bình kéo dài 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây dãn 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây dãn nghỉ 0,5 giây. Tính chung thời gian co của tim là 0,4 giây và thời gian dãn nghỉ là 0,4 giây.

→ Thời gian từng ngăn tim nghỉ còn dài hơn khi tim hoạt động → Tim hoạt động suốt đời.

Câu 6:

Hệ hô hấp ở đông vâṭ tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. 

Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khíHô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi 

Trong những động vật hô hấp trên cạn loài có hô hấp tốt nhất là chim vì:

- Phổi của chim có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí

- Phổi của chim cấu tạo bởi hệ thống ống khí nằm dọc trong phổi được bao quanh bởi hệ thống mao mạch máu dày đặc

- Khi hít vào thở ra không thay đổi thể tích, chỉ có túi khí thay đổi thể tích, phôi luôn có không khí giàu Oxi

- Phổi chim cũng có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều trong mao mạch

- Không có khí cặn → Chênh lệch Oxi luôn cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

giúp em vs ạ :< Vô cảm là đã không còn tình cảm, không còn cảm xúc, dửng dưng với cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Nhìn thấy một cảnh đau lòng ta sẽ rơi nước mắt; nhưng vô cảm là ta lạnh nhạt bước đi mà chẳng mảy may thương xót. Buổi sáng đi qua đèn đỏ ngã tư, một đứa bé trần truồng xám ngắt bị bỏ lại bên đường, bên cạnh đó có chiếc ống bơ xin tiền, những ai vô cảm sẽ đi qua mà không chút động lòng. Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống. Bước ra khỏi lũy tre làng, ta dần lãng quên câu “ tối lửa tắt đèn”; nhiều người con vẫn vô tư, vô lo, mải mê với những thú vui mặc lòng trước những nhọc nhằn vì manh áo chén cơm của đấng sinh thành. Xót xa biết nhường nào. Bắt đầu cuộc sống phồn hoa đô thị, lòng người ta bắt đầu đóng khép. Ấy chính là lúc con người vụt nhiên mất đi cái nhìn về tổng thể, về sợi dây ân tình kết nối với cuộc đời để nghiêng hẳn về phía cá nhân vị kỉ, hẹp hòi và bỗng trở thành ích kỉ, vô cảm, vô tâm mà không hề hay biết. ( Sưu tầm) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả viết:“Con người trong xã hội ngày nay đang dần dần chấp nhận sự vô cảm trong cuộc sống.” Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề: Để cuộc sống vơi dần sự vô cảm. Viết từ 5 - 8 dòng.

3 lượt xem
1 đáp án
21 giờ trước