Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

2 câu trả lời

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:

- Tính truyền miệng

+ Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian, tạo nên điểm khác biệt cơ bản của bộ phận văn học này với văn học viết.

+ Đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời nói, thông qua sự ghi nhớ qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

+ Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian với các hình thức như : nói, kể, hát, diễn, … các tác phẩm văn học dân gian hoặc và kết hợp nội dung lời thơ, văn với các làn điệu để tạo nên tác phẩm trình diễn chèo, tuồng, cải lương, …

- Tính tập thể

+ Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, thêm bớt, hoàn thiện và làm phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho tác phẩm.

+ Kể cả khi đã được ghi chép lại, các tác phẩm văn học dân giân vẫn tiếp tục được truyền miệng, chỉnh sửa và hoàn thiện.

+ Mỗi tác phẩm dân gian sau khi ra đời đều là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có quyền sử dụng, sửa chữa, bổ sung để thêm hoàn thiện, hấp dẫn.

⇒ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

- Tính thực hành

+ Phần lớn các tác phẩn văn học dân gian đều được ra đời trong những sinh hoạt như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... .

+ Những sinh hoạt cộng đồng có vai trò chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

+ Các tác phẩm văn học dân gian có vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho sinh hoạt cộng đồng (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Văn học dân gian):

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nó tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.

– Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, nó găn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

– Tính truyền miệng

Truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác) hoặc theo thời gian (sự lưu truyền tác phẩm qua các đời và các thời đại). Quá trình truyền miệng chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian.

– Tính tập thể

Tập thể hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung làm tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú và hoàn thiện hơn. Và vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung.

– Tính thực hành

+ Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè, lao động… Trong những sinh hoạt này, tác phẩm Văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (hò chèo thuyền, hò đánh cá,…).

+ Văn học dân gian còn tạo không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc, tạo sự sảng khoái của con người trong các hoạt động vì thế nó tạo ra hiệu quả trong hoạt động.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm