Câu 1. Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm mấy mạng kiến tạo lớn? A. 5 mảng kiến tạo. B. 6 mảng kiến tạo. C. 7 mảng kiến tạo. D. 8 mảng kiến tạo Câu 2. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên. B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời. C. do Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó. D. do trục Trái Đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời. Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng? A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. B. Tất cả các mảng kiến tạo gồm cả phần lục địa và đáy đại dương. C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái đất. D. Các mảng kiến tạo nhẹ, trượt trên lớp vật chất quánh dẻo của tầng Manti trên. Câu 4: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông. B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất. Câu 5: Ngoại lực là những lực sinh ra A. trong lớp nhân của Trái Đất. B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất. D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất. Câu 6: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là A. động đất, núi lửa… B. vận động kiến tạo. C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. sự di chuyển vật chất trong quyển manti. Câu 7: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào? A. Phong hóa, bóc mòn, uốn nếp, đứt gãy. B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, tạo núi. C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, đứt gãy. D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Câu 8: Quá trình phong hóa được chia thành : A. lí học, cơ học, sinh học. B. lí học, hóa học, sinh học. C. lí học, hóa học, địa chất học. D. quang học, hóa học, sinh học. Câu 9: Phong hóa lí học được hiểu là A. sự phá vỡ cấu trúc phân tử của đá. B. sự phá vỡ và làm thay đổi thành phần hóa học của đá. C. sự phá vỡ tính chất hóa học của đá và khoáng vật do nhiệt độ. D. sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Câu 10: Phong hóa hóa học là A. quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau. B. quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật. C. quá trình phá hủy đá mà không làm thay đổi tính chất hoá học của đá và khoáng vật. D. quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật. Câu 11: Phong hóa sinh học là A. quá trình phá hủy đá thành các khối vụn. B. quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật. C. quá trình phá hủy đá mà không làm thay đổi tính chất hoá học của đá và khoáng vật. D. quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật. Câu 12: Phong hóa sinh học làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt A. cơ giới. B. hóa học. C. quang học. D. cơ giới và hóa học. Câu 13. Quá trình ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất A. gồ ghề hơn. B. bằng phẳng hơn. C. nâng lên, hạ xuống. D. tạo thành các nếp uốn và đứt gãy. Câu 14. Vận chuyển là quá trình A. tích tụ các vật liệu phá hủy. B. hình thành các cao nguyên băng hà. C. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. D. các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu. Câu 15. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo nên A. địa hình bồi tụ. B. địa hình thổi mòn. C. bậc thềm sóng vỗ. D. khe rãnh xói mòn. Câu 16. Quá trình bóc mòn là A. động năng của ngoại lực cuốn vật liệu theo. B. quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. dưới tác động của trọng lưc làm cho vật liệu lăn trên sườn dốc. D. các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó. Câu 17. Quá trình mài mòn có đặc điểm A. diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất. B. làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng vật . C. diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất . D. dưới tác động của mài mòn, các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu. Câu 18. Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như A. vịnh biển có dạng hàm ếch. B. hàm ếch sóng vỗ, nền cổ… ở bờ biển. C. các cửa sông và các đồng bằng châu thổ. D. hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển. Câu 19. Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu không phụ thuộc vào A. quá trình phong hóa. B. điều kiện bề mặt đệm. C. kích thước và trọng lượng của vật liệu. D. động năng của các quá trình tác động lên nó. Câu 20. Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực? A. Gió cuốn các hạt các đi xa. B. Dòng sông vận chuyển phù xa. C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động. D. Hiện tượng trượt đất xảy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn.

1 câu trả lời

1.C 2.A 3.D 4.D 5.B 6.C 7.D 8.B 9.D 10.D 11.B 12.B 13.A 14.C 15.A 16.D 17.D 18.D 19.C 20.B