Câu 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Câu 2: Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì? Câu 3: Có quan niệm cho rằng: Chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối? Vì sao? Câu 4: Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần? Câu 5: Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Câu 6: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 7: Kể tên những việc làm gây ô nhiễm môi trường? Câu 8: Hãy nêu nội dung quyền được bảo bảo vệ của trẻ em? Câu 9: Kể tên các hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em? Câu 10: Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.?

2 câu trả lời

Câu $1$:

 * Sống và làm việc có kế hoạch là:

  Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi người biết thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.

Câu $2$:

* Sống và làm việc có kế hoạch có lợi:

- Rèn luyện ý chí, nghị lực

- Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì

- Sẽ đem lại kết quả làm việc, học tập tốt

- Được mọi người quý mến và bản thân trở thành con ngoan 

* Những điều có hại khi sống và làm việc không có kế hoạch:

- Không kiểm soát được mình còn thiếu công việc gì, làm việc vô tổ chức, không đảm bảo tiến trình hoàn thiện công việc

- Dễ bị dao động, khó tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất. 

- Ánh hưởng đến người khác. 

Câu $5$:

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.

Câu $6$:

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có sẵn trong tự nhiên (vật liệu, nguyên liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong đời sống và sản xuất).

Câu $8$:

 * Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em:

- Quyền được bảo vệ:

+ Khai sinh có quốc tịch

+ Bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được chăm sóc:

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Nuôi dưỡng và các hưởng sự chăm sóc các thành viên trong gia đình

- Quyền được giáo dục:

+ Được học tập, được dạy dỗ

+ Vui chơi giải trí tham gia hoạt động văn hóa thể thao.

Câu $9$:

* Những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em:

-   Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm khai sinh 

-   Đánh đập, hành hạ trẻ 

-   Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống 

-   Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc

Câu $10$:

Bổn phận của học sinh đối với gia đình:

- Vâng lời ông bà, cha mẹ

-Yêu quý, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị

- Chăm chỉ có ý thức tự giác học tập

- Tích cực giúp đỡ gia đình.

* Bổn phận của học sinh đối với nhà trường:

- Vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo

- Yêu quý bạn bè, vui vẻ, hòa đồng với các bạn

- Vui chơi lành mạnh cùng các bạn

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn tài sản trường lớp…

Câu 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

Sống, làm việt có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việt hằng ngày, hằng tuần cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

Câu 2: Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì?

Sống và làm việc có kế hoạch có lợi:

– Rèn luyện ý chí, nghị lực

– Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì

– Sẽ đem lại kết quả làm việc, học tập tôt

– Được mọi người quý mến và bản thân trở thành con ngoan

Những điều có hại khi sống và làm việc không có kế hoạch:

– Làm việc tùy tiện dễ mất thời gian "thời gian thấm thoát thoi đưa, nó đi đi mãi có chờ đợi ai", không có hiệu quả.

– Dễ bị dao động, khó tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất.

– Ánh hưởng đến người khác.

Câu 3: Có quan niệm cho rằng: Chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.

Em không đồng tình với quan điểm trên vì:

Hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch cho bản thân trong hai năm, ba năm và thậm chí 5 năm sau. Tuy nhiên, bảng kế hoạch sẽ không phải chi tiết như đối với kế hoạch hằng ngày và hàng tuần.

Con người sống cần có mục đích cho mình rõ ràng, bao gồm mục đích ngắn hạn và mục đích dài hạn. Nếu sống không có mục đích thì cuộc sống dường như nhàm chán và không có sự phấn đấu và nỗ lực. Vì vậy, dựa vào khả năng của mình để tạo dựng cho mình những mục đích chính đáng và bản kế hoạch thực hiện phù hợp. Nhà nước quản lí hàng triệu người còn có kế hoạch 5 năm 10 năm vậy tại sao chúng ta chỉ có mình ta, biết năng lực của ta sao không thể lập cho mình kế hoạch dài hơn để sống có ý nghĩa hơn.

Ví dụ: Bây giờ em còn học lớp 7, hai năm nữa e sẽ phải thi lên cấp 3. Vậy mục đích của em là phải đậu cấp 3 và được vào lớp chọn thì ngay từ bây giờ e phải xây dựng việc học cho mình như thế nào để có thể đạt được mục đích đó….

Câu 4: Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần?

( Ảnh dưới ) 

Câu 5: Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thảiế..).

- Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: 

 +Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 + Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.

Câu 6: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

- Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,...)
- Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước,...
- Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Câu 7: Kể tên những việc làm gây ô nhiễm môi trường?

- Khói bụi do nhiều phương tiện công cộng

- Xả rác bừa bãi

- Các chất thải độc hại từ các nhà máy

- .......

Câu 8: Hãy nêu nội dung quyền được bảo bảo vệ của trẻ em?

* Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em

- Quyền được bảo vệ:

+ Khai sinh có quốc tịch

+ Bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được chăm sóc:

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Nuôi dưỡng và các hưởng sự chăm sóc các thành viên trong gia đình

- Quyền được giáo dục:

+ Được học tập, được dạy dỗ

+ Vui chơi giải trí tham gia hoạt động văn hóa thể thao.

Câu 9: Kể tên các hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em?

Những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em:

-   Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm khai sinh ;

-   Đánh đập, hành hạ trẻ ;

-   Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống ;

-   Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Câu 10: Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường.?

* Ở nhà trường:

–  Yêu trường, yêu lớp, có  yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.

– Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức.