Câu 1: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? A. Để dễ uốn cong đường ray B. Để tiết kiệm thanh ray. C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt. D. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt Câu 2: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc? A. Tạo thành mưa đá B. Đúc tượng đồng C. Làm kem que D. Tạo thành sương mù Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ A. Khói toả ra từ vòi ấm khi đun B. Nước trong cốc cạn dần C. Phơi quần áo cho khô D. Sự tạo thành hơi nước Câu 4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đốt một ngọn đèn dầu. B. Đúc một cái chuông đồng. C. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. D. Đốt một ngọn nến. Câu 5: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ? A. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. B. Sự nóng chảy và sự bay hơi. C. Sự nóng chảy và sự đông đặc. D. Sự bay hơi và sự đông đặc. Câu 6: Việc sản xuất muối từ nước biển đã ứng dụng hiện tượng: A. Ngưng tụ. B. Bay hơi. C. Đông đặc. D. Nóng chảy

2 câu trả lời

`1.D`

`2.D`

`3.D`

`4.A`

`5.C`

`6.B`

Vì `mod` bảo trên `5` câu không cần giải thích nên mik sẽ ko giải đâu

Học tốt!!!

Câu 1: D

⇒ Nếu đặt các thanh ray sát nhau, khi xe lửa chạy qua với một tốc độ lớn, bánh xe lăn trên đường ray rất mạnh và làm các thanh ray nóng nên, chúng sẽ dãn nở ra và vì chúng ở gần nhau nên những thanh ray sẽ bị ép, khiến chúng nhanh hỏng.

Câu 2: D

⇒ Tạo thành sương mù là hiện tượng xảy ra nhờ sự ngưng tụ.

Câu 3: D

⇒ Sương đọng trên lá cây vào ban đêm là do sự ngưng tụ của không khí

Câu 4: A

⇒ Nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, đốt một ngọn đèn dầu không xảy ra quá trình nói trên.

Câu 5: C

⇒ Việc đúc đồng gồm hai quá trình là sự nóng chảy → sự đông đặc

Câu 6: B

⇒ Người ta cho nước biển vào ruộng muối, sau đó nước biển sẽ bay hơi và đọng lại phần muối có sẵn trong nước biển ở ruộng.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm