Câu 1: quền được bảo vệ chăm sóc của trẻ em Việt Nam ? Câu 2: trách nhiệm của gia đình nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam ? Câu 3 :bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì -những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên -những việc làm gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên Câu 3 : di sản văn hóa là gì ? thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ? Câu 4 : quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì ? Câu 5 : những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ? các bạn làm đầy đủ đề này giúp mik nhé làm luôn nha mik cảm ơn -.- -

2 câu trả lời

Câu 1 :  

* Quyền dc bảo vệ 

- Quyền được khai sinh

- Quyền dc có quốc tịch 

- Quyền dc bảo vệ tính mạng, danh dự và phẩm chất  

* Quyền dc chăm sóc 

- Quyền dc chăm sóc sức khỏe

- Quyền dc nuôi dưỡng và hưởng sự chăm sóc từ gia đình 

* Trách nhiệm của gia đình nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quyền bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN

- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

- NN và xã hội: luôn tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách tốt nhất 

Câu 2 :

* Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sóng tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

* Các việc làm bảo vệ môi trường 

- Không xả rác bừa bãi

- Tham gia các hoạt động chung tay bảo vệ moi trường

- Giảm lượng khí thải ra môi trường

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường

* Các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Các việc làm gây ô nhiễm môi trường

- Xả rác bừa bãi ra môi trường

- Thải các nguồn nước chưa qua xử lí ra môi trường

- Khí thải từ các nhà máy ra môi trường

* Các việc làm gây ô nhiễm tài nguyên thien nhiên

- Sử dụng bất hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên

Câu 3 : 

* Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực 

* Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác

Câu 4 :

* Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là : công dân có quyền theo hoặc ko theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền thôi ko theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà ko ai được cưỡng bức hoặc cản trở 

Câu 5 :

* Những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo 

- Tôn trọng các nơi thờ tự các tín ngưỡng, tôn giáo như đèn, chùa, miếu thờ, nhà thờ...

- Không ai dc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật 

* Nhớ cho mk 5*, cảm ơn và câu trả lời hay nhất nha..!

* Thắc mắc ib mk ạ...!

#khanhlinh k8

Câu 5.

+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân.
+ Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
+ Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
+ Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.
+ Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí...
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.