Câu 1: Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào? A. Nghệ An B. Thanh Hoá C. Cao Bằng D.Lạng Sơn Câu 2: Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của: A. Người vượn cổ. B. Người tối cổ. C. Người tinh khôn. D. Người hiện đại. Câu 3: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá? A. Tự chuyển hoá mình. B. Tự tìm kiếm được thức ăn. C. Tự cải biến, hoàn thiện bản thân. D. Tự cải tạo thiên nhiên. Câu 4: Bước nhảy vọt thứ 2 trong quá trình tiến hoá của loài người là A. Từ vượn thành vượn cổ. B. Từ vượn cổ thành Người tối cổ. C. Từ Người tối cổ thành Người tinh khôn. D. Từ giai đoạn đá cũ sang giai đoạn đá mới. Câu 5: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ. B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá. C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Con người đã biết sử dụng kim loại. Câu 6: Thành tựu tiêu biểu nhất của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí là A. Chế tạo cung tên. B. Chế tạo rìu đá. C. Làm đồ gốm. D. Chế tạo lưới đánh cá. Câu 7: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã A. Loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. Dùng lửa đẻ nấu chín thức ăn. C. Biết ghè đẽo các mảnh đá để làm công cụ lao động. D .Biết dùng lửa để sưởi ấm và đuổi thú. Câu 8: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng A. 4 vạn năm. B. 5 vạn năm. C. 6 vạn năm. D. 7 vạn năm. Câu 9: Người tối cổ tạo ra công cụ lao động bằng cách nào? A. Ghè đẽo hoặc mài các mảnh đá, hòn cuội lớn. B. Sử dụng những mảnh đá có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.C. Ghè đẽo một mặt các mảnh đá, hòn cuội lớn. D. Đẽo nhọn hoặc mài cành cây, xướng cá để làm mũi tên. Câu 10: Một trong những bước tiến hoá của Người tối cổ so với loài vượn cổ là gì? A. Người tối cổ đã loại bỏ hết dấu tích vượ trên cơ thể. B. Người tối cổ đã biết chế tác công cụ. C. Người tối cổ đã biết chế tạo được lao và cung tên. D. Người tối cổ đã biết chế tạo đồ gốm. Câu 11: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt? A. Khai khẩn được đất bỏ hoang. B. Đưa năng suất lao động tăng lên. C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng. D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa. Câu 12: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất? A. Sắt B. Đồng thau C. Đồng đỏ D. Thiếc Câu 13: Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa? A. Con người hăng hái sản xuất. B. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện. C. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu D. Con người đã chinh phục được tự nhiên. Câu 14: Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào? A. Thời nguyên thuỷ B. Thời đá mới C. Thời Cổ đại. D. Thời kim khí Câu 15: Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí? A. Con người có thể khai phá đất đai. B. Sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày. C. Làm ra lượng sản phẩm dư thừa. D. Biết đúc công cụ bằng sắt. Câu 16: Ở thời nguyên thuỷ, trong một bộ lạc, các thị tộc thường có quan hệ A. gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau. B. Đối kháng lẫn nhau. C. Mâu thuẫn, xung đột căng thẳng. D. Xung đột vì mâu thuẫn về phân chia đất. Câu 17: Sự xuất hiện tư hữu gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hoá giàu nghèo... là những hệ quả của việc sử dụng A. Công cụ đá mới. B. Công cụ đá cũ sơ kì. C. Công cụ bằng xương cá. D. Công cụ bằng kim khí. Câu 18: Loại công cụ nào mà khi xuất hiện được đánh giá là không có gì so sánh được?A. Cung tên. B. Công cụ xương, sừng. C. Công cụ bằng đồng. D. Công cụ bằng sắt. Câu 19: Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế nào? A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện. B. Gia đình ba thế hệ xuất hiện. C. Gia đình phụ hệ xuất hiện. D. Gia đình hai thế hệ xuất hiện. Câu 20: Khi sản phẩm xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó? A. Tất cả mọi người trong xã hội. B. Những người có chức phận khác nhau. C. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất. D. Những người đứng đầu mỗi gia đình.
1 câu trả lời
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm