Câu 1: Nhiệt độ nước Biển Đông có đặc điểm nào sau đây? A. Cao và giảm dần từ Bắc vào Nam. B. Thấp và tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Cao và tăng dần từ Bắc vào Nam. D. Thấp và giảm dần từ Bắc vào Nam. Câu 2: Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do: A. có nhiều dãy núi lan ra sát biển. B. có nhiều cồn cát, đầm phá. C. sông ngòi có lượng phù sa nhỏ. D. hay xảy ra thiên tai. Câu 3: Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông là A. ven biển đồng bằng Nam Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. ven biển đồng bằng Bắc Bộ. D. ven biển miền Trung. Câu 4: Phần lớn lãnh thổ nước ta có độ cao: A. dưới 200m. B. Từ 1000 - 2000m. C. Dưới 1000m. D. Trên 2000m. Câu 5: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do: A. có mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. sự điều tiết của các hồ chứa nước. C. nguồn nước ngầm phong phú. D. có mưa phùn vào cuối mùa đông. Câu 6: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: A. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi. B. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mưa tăng theo độ cao. C. nền nhiệt cao, khí hậu khắc nghiệt. D. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. Câu 7: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ: A. Móng Cái đến Cà Mau. B. Móng Cái đến Hà Tiên. C. Lạng Sơn đến Cà Mau. D. Móng Cái đến Bạc Liêu. Câu 8: Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao nào sau đây? A. Cận chí tuyến Bắc bán cầu. B. Cận chí tuyến Nam bán cầu. C. Áp cao Xibia. D. Bắc Ấn Độ Dương. Câu 9: Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do nguyên nhân nào? A. Biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn. B. Khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước. C. Khai thác quá mức và tình trạng thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. D. Mở rộng phạm vi, ngư trường đánh bắt xa bờ. Câu 10: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung. B. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam. C. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam. D. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam. Câu 11: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta có giới hạn từ: A. dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc. B. tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. C. dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. D. hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. Câu 12: Cho biểu đồ: Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 3) Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên: A. Hà Nội có lượng mưa cao nhất, cao hơn Huế 1,5 lần. B. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn Huế 1,7 lần. C. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn TP Hồ Chí Minh 1,3 lần. D. Hà Nội có lượng mưa cao nhất, Huế có lượng mưa đứng thứ 2. Câu 13: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: °C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Tp.Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giảo dục Việt Nam, 2015) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 14: Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta là: A. lao động mang tính mùa vụ. B. sự phân hóa theo mùa của khí hậu. C. tính chất nhiệt đới của khí hậu. D. sự biến động của thị trường. Câu 15: Vùng nào sau đây có thủy triều lên cao nhất và lấn vào sâu nhất ở nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
2 câu trả lời
Câu 1: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, tăng dần từ bắc vào nam nên nhiệt độ nước biển của nước ta cao và tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình năm: trên 23oC.
Chọn: C.
Câu 2: Do ảnh hưởng của các dãy núi lan ra sát biển nên dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
Chọn: A.
Câu 3: Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông (Bão, cát bay, cát chảy,...) là khu vực ven biển miền Trung.
Chọn: D.
Câu 4: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..
Chọn: C.
Câu 5: Miền Bắc (đặc biệt là khu vực đồng bắc Bắc Bộ) giữa và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, chủ yếu mưa phùn.
Chọn: D.
Câu 6: Đai nhiệt đới gió mùa: Ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, miền Nam có độ cao 900-1000m. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng, nền nhiệt cao (trung bình các tháng trên 25oC), độ ẩm thay đổi tùy nơi (từ khô hạn đến ẩm ướt).
Chọn: A.
Câu 7: Đường bờ biển nước ta (3260km) kéo dài từ: Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Chọn: B.
Câu 8: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
Chọn: B.
Câu 9: Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do Khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là vùng cửa sông, ven biển.
Chọn: B.
Câu 10: Vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.
Chọn: A.
Câu 11: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
Chọn: D.
Câu 12: Huế có lượng mưa cao nhất. Gấp 1,7 lần Hà Nội, gấp 1,5 lần T.P Hồ Chí Minh. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, thấp hơn TP Hồ Chí Minh 1,15 lần.
Chọn: B.
Câu 13: Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội (28,9°C) cao hơn TP. Hồ Chí Minh (27,1°C).
Chọn: A.
Câu 14: Sự phân hóa theo mùa của khí hậu là yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Chọn: B.
Câu 15: Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, đây là Đồng bằng thuờng xuyên bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền nhất là mùa khô.
Chọn: D.
Câu 1:
Chọn: C.
Câu 2:
Chọn: A.
Câu 3:
Chọn: D.
Câu 4:
Chọn: C.
Câu 5:
Chọn: D.
Câu 6:
Chọn: A.
Câu 7:
Chọn: B.
Câu 8: T
Chọn: B.
Câu 9:
Chọn: B.
Câu 10:
Chọn: A.
Câu 11:
Chọn: D.
Câu 12:
Chọn: B.
Câu 13:
Chọn: A.
Câu 14:
Chọn: B.
Câu 15:
Chọn: D.