Câu 1: Nhà Lương cai trị nước ta, chủ trương giao những chức vụ quan trọng cho: Câu 2: Lí Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi, lập nên nước Vạn Xuân, đặt kinh đô ở: Câu 3: Những tướng tài tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lí Bí là: Câu 4: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, quan lại người Trung Quốc cai trị nước ta đến cấp: Câu 5: Lực lượng tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan đánh thành Tống Bình gồm: Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành được kết quả là: Câu 7: Trình bày những chuyển biến cơ bản về xã hội nước ta từ giữa thế kỉ I-IV Câu 8: Nhà nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân? Câu 9: Đánh giá điểm chung trong chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta? Câu 10: Nhận xét về các thành tựu kinh tế, văn hóa Cham-pa Câu 11: Những thành tựu kinh tế, văn hóa mà nhân dân Cham-pa đã đạt đươc Giúp mình đi mai mình thi History rồi :(( điểm hơi ít vì mình hết rồi :(( xin lũi mà giúp mình đi cảm ơn

1 câu trả lời

Câu 1: Nhà Lương cai trị nước ta, chủ trương giao những chức vụ quan trọng cho: tôn thất nhà Lương và một số đòng họ lớn.

Câu 2: Lí Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi, lập nên nước Vạn Xuân, đặt kinh đô ở: cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

Câu 3: Những tướng tài tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lí Bí là: Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu.

Câu 4: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, quan lại người Trung Quốc cai trị nước ta đến cấp: Các châu, huyện

Câu 5: Lực lượng tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan đánh thành Tống Bình gồm: nhân dân Giao Châu và Chăm Pa.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã giành được kết quả là: Thất bại.

Câu 7: Trình bày những chuyển biến cơ bản về xã hội nước ta từ giữa thế kỉ I-IV: trong sgk/55 có cái hình đó nha.

Câu 8: Nhà nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?

- Sau khi đánh bại quân Lương, năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) 
- Đặt tên nước là Vạn Xuân , dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức
- Thành lập triều đình với hai ban Văn và võ.

Ý nghĩa : Với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân Sau 50 năm đấu tranh liên tục, một quốc gia độc lập tự chủ ra đời, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta

- Sau khi đánh bại quân Lương, năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) 
- Đặt tên nước là Vạn Xuân , dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức
- Thành lập triều đình với hai ban Văn và võ.

Ý nghĩa : Với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân Sau 50 năm đấu tranh liên tục, một quốc gia độc lập tự chủ ra đời, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta.

Câu 9: Đánh giá điểm chung trong chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta?

 Muốn đồng hóa dân tộc ta. Câu đó mik cx ko rõ nha

Câu 10: Nhận xét về các thành tựu kinh tế, văn hóa Cham-pa:

quốc gia Chăm-pa có nền văn hóa rực rỡ:

-thế kỉ thứ 4 họ đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn

-họ theo đạo Bà La Môn và đạo Phật

-họ tạo ra những kì quan: tháp Chăm, đền, .....

-họ có tục ăn trầu cau, hỏa tán người chết và có quan hệ mật thiết với dân Việt

Câu 11: Những thành tựu kinh tế, văn hóa mà nhân dân Cham-pa đã đạt đươc:

Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...