Câu 1. Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào? A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng. B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao. C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là A. Bầy người nguyên thủy. B. Thị tộc C. Bộ lạc D. Xã hội loài người sơ khai. Câu 3. Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là A. Từ vượn thành vượn cổ. B. Từ vượn thành Người tối cổ. C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn. D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới. Câu 4. Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì? A. Từ vượn thành vượn cổ. B. Từ vượn thành Người tối cổ. C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn. D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới. Câu 5. Thị tộc được hình thành A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện. B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện. C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ. D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời. Câu 6. Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào? A. Chia đều. B. Chia theo năng suất lao động. C. Chia theo địa vị. D. Chia theo tuổi tác. Câu 7. Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”vì A. Mọi người sống trong cộng đồng B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp. C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống. D. Đó là quy định của các thị tộc. Câu 8. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì? A. Con người có thể khai phá những vùng đất mới. B. Năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá. C. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. D. Luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất. Câu 9. Loại công cụ mà khi xuất hiện được đánh giá không có gì so sánh được là A. Cung tên. B. Công cụ xương, sừng. C. Công cụ bằng đồng. D. Công cụ bằng sắt. Câu 10. Tư hữu xuất hiện là do A. Của cải làm ra quá nhiều, không thể dung hết. B. Sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy đượ của riêng. C. Một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng. D. Ở một số vùng, do điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn. Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra công cụ bằng kim loại, đặc biêt là công cụ bằng sắt? A. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia mới. B. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất. C. Lần đầu tiên trong lịch sử con người đã làm ra một lượng sản phẩm thừa. D. Góp phần làm rạn vỡ Công xã thị tộc, loài người đứng trước ngưỡng của của xã hội có giai cấp đầu tiên. Câu 12. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu? A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ. B. Vùng ven biển Địa Trung Hải. C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và bắc Địa Trung Hải. Câu 13. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác. B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa. C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng. D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió. Câu 14. Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là lấy ngành nào làm chính? A. Nghề nông. B. Chăn nuôi gia súc. C. Buôn bán. D. Thủ công nghiệp. Câu 15. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi. B. Chăn nuôi đại gia súc. C. Buôn bán đường biển. D. Sản xuất thủ công nghiệp. Câu 16. Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là A. Dương lịch. B. Âm lịch. C. Nông lịch. D. Âm dương lịch. Câu 17. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã. B. Vua, quý tộc, nô lệ. C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. Câu 18. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là A. Nông dân công xã. B. Nô lệ. C. Thợ thủ công. D. Thương nhân. Câu 19. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi. B. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng. C. Nhu cầu phát triển kinh tế. D. Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn. Câu 20. Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì? A. Công cụ bằng kim loại. B. Công cụ bằng đồng. C. Công cụ bằng sắt. D. Thuyền buồm vượt biển.
2 câu trả lời
Câu 1:
Lời giải: Cơ thể của người tối cổ đã có nhiều biến đổi, tuy trán còn thấp và bớt ra sau, u mày còn nối cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Đáp án: C
Câu 2:
Lời giải:Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với người tối cổ là bầy người nguyên thuỷ.Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam vvà nữ, cùng chăm sóc con cái
Đáp án: A
Câu 3:
Đáp án :B
Câu 4:
Đáp án: C
Câu 5:
Đáp án:B
Câu 6:
Đáp án :B
⇔Kiến thức SGK
Câu 7:
Đáp án:B
Vì tình trạng đời sống rất thấp
Câu 8:
Đáp án:C
Câu 1. Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
`->` C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
`->` Đặc điểm hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não là một trong những đặc điểm nổi bật về các bước tiến hóa của người tối cổ hơn loài vượn
Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là
`->` A. Bầy người nguyên thủy.
`->` Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là bầy người nguyên thủy
Câu 3. Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là
`->` B. Từ vượn thành Người tối cổ.
`->` Từ vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn -> người hiện đại
Câu 4. Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?
C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.
`->` Từ vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn -> người hiện đại
Câu 5. Thị tộc được hình thành
`->` B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
`->` Khi người tinh khôn xuất hiện thì thị tộc ra đời
Câu 6. Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?
`->` . Chia đều.
`->` Những người sống trong thị tộc đều được phân chia khẩu phần một cách công bằng và đều nhau. Không phân chia địa vị, tuổi tác hay năng suất lao động
Câu 7. Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”vì
`->` B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
`->` Bởi vì lúc đó đời sống còn quá khó khăn nên sự bình đẳng là nguyên tắc vàng đối với xã hội nguyên thủy
Câu 8. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?
`->` C. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
`->` Công cụ kim khí đã xuất hiện trong thời đồ sắt. Đã giúp con người khai thác vùng đất mới. Và từ đó con người tạo ra vô số lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
Câu 9. Loại công cụ mà khi xuất hiện được đánh giá không có gì so sánh được là
`->` D. Công cụ bằng sắt.
`->` Công cụ bằng sắt lúc đó được xem là loại công cụ không có gì so sánh được từ khi xuất hiện
Câu 10. Tư hữu xuất hiện là do
C. Một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.
`->` Vì lí do trên nên tư hữu đã xuất hiện
Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra công cụ bằng kim loại, đặc biêt là công cụ bằng sắt?
`->` A. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia mới.
`->` Ý dẫn đến sự hình thành các quốc gia mới không phải là ý nghĩa của việc phát minh ra công cụ bằng kim loại hay sắt
Câu 12. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu?
`->` C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
`->` Các quốc gia cổ đại đầu tiên hình thành ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ khoảng TNK IV - III TCN. Các quốc gia này hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Câu 13. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
`->` D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
Câu 14. Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là lấy ngành nào làm chính?
`->` A. Nghề nông.
`->` Nghề nông là ngành chính trong kinh tế các quốc gia cổ đại phương Đông
Câu 15. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc
`->` A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.
`->` Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi là điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong khi làm việc
Câu 16. Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là
`->` C. Nông lịch.
`->` Nông lịch là lịch được tạo bởi người phương Đông
Câu 17. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
`->` D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
`->` Xã hội cổ đại phương Đông xuất hiện các tầng lớp chính là Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ. Nông dân công xã là thành phần đông nhất và thứ sản xuất chính. Về phần Quý tộc thì họ nắm giữ sự cai trị trong xã hội đó, hầu hết là hành hạ nông dân công xã và nô lệ hầu hạ quý tộc.
Câu 18. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
`->` A. Nông dân công xã.
`->` Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông
Câu 19. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
`->` A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
`->` Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi chính là nguyên nhân dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 20. Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
`->` C. Công cụ bằng sắt
`->` Công cụ sắt ở vùng địa Trung Hải đã giúp sản xuất phát triển sản phẩm.
`@Ronielisa`