câu 1 : Ngâm một đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 100ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO 4 ban đầu . b) Cho NaOH loãng dư vào dung dịch thu được. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành. câu 2: Có các hỗn hợp chất rắn sau ở dạng bột: Fe và FeO; Fe và Fe2O3 ; FeO và Fe2O3 . Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các hỗn hợp trên (chỉ dùng 1 thuốc thử).

1 câu trả lời

Đáp án:

1 - a: $C_M(CuSO_4)=2\ M$; 1 - b: $m_{Fe_2O_3}=16\ g$

Câu 1

a)

PTHH: $Fe+CuSO_4→FeSO_4+Cu$

Gọi a là số mol Fe tham gia, ta có:  $m_{\text{tăng}}=m_{Cu}-m_{Fe}=64a-56a=1,6$

$→a=0,2\ mol$

$→C_M(CuSO_4)=\dfrac{0,2}{0,1}=2\ M$

b)

$2NaOH+FeSO_4→Fe(OH)_2+Na_2SO_4$

Theo PTHH: $n_{Fe(OH)_2}=n_{FeSO_4}=0,2\ mol$

$4Fe(OH)_2+5O_2\xrightarrow{t^o}2Fe_2O_3+4H_2O$

$n_{Fe_2O_3}=\dfrac{n_{Fe(OH)_3}}{2}=0,1\ mol$

$→m_{Fe_2O_3}=0,1.160=16\ g$

Câu 2

Cho hỗn hợp tác dụng với HNO3 đặc nguội (Vì Fe thụ động trong HNO3 đặc nguội)

- Tan hết và có khí thoát ra là FeO và Fe2O3

PTHH: $3FeO+10HNO3→3Fe(NO_3)_3+NO↑+5H_2O$

           $Fe_2O_3+6HNO3→2Fe(NO_3)_3+3H_2O$

- Không tan hết và có khí là Fe và FeO:

PTHH: $3FeO+10HNO3→3Fe(NO_3)_3+NO↑+5H_2O$

- Không tan hết và không có khí là Fe và Fe2O3

PTHH: $Fe_2O_3+6HNO3→2Fe(NO_3)_3+3H_2O$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm