Câu 1: Nêu những thành tựu và kinh tế và văn hóa của người Cham-pa. Câu 2: Nhận xét nghệ thuật kiến trúc của người Cham-pa. Nhận xét về kinh tế của người Cham-pa. Câu 3: Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào ? Câu 4: Nggo Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ? Câu 5: Em hãy kể tên những vị anh hùng dân tộc trong đấu tranh chống Bắc thuộc ( 10 người ). Mình đang cần gấp

2 câu trả lời

Câu 1

 Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

* Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

Câu 2

- Hình dáng độc đáo, nghệ thuật tinh xảo. Cấu trúc các tháp bố trí hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp.

- Nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc, thể hiện tính cách, tâm hồn người Chăm.

Câu 3

- Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Năm 930 quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm được Tống Bình. Sau đó đánh tan quân Nam Hán.

- Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 4

 Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Câu 5

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền,...

câu 1:

- Kinh tế: 

+ đạt trình độ ngang với các nước láng giềng

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng sắt để làm công cụ bằng sắt

+dùng lực kéo của trâu bò để khai thác

+ biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa hai vụ trong năm, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp:

+ nghề làm gốm khá tốt và phát triển

- Thương nghiệp: 

+ Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

+ Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng bắt đầu từ thế kỉ IV

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn, đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

câu 2:
về nghệ thuật:

- nước champa có những kiến trúc tuyệt vời

- có những bức chạm nổi tiếng, săc nét

kinh tế:

- chmpa sử dụng các vật liệu bằng sắt để làm công cụ 

- trồng lúa 2 vụ trên năm 

=> champa thông minh khi vận dụng nó

Chúc bn hok tốt!!!