Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Câu 2: Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? Câu 3: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

2 câu trả lời

Câu 1 : *Nguyên nhân : 

-Sau hiệp ước 1884,triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau : phái chủ hòa và phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu

+Thái chủ chiến luôn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền khi có điêu kiện : Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng,tích trữ lương thảo,khí giới,....đưa Ưng Lịch lên ngôi(vua Hàm Nghi)

+Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến.Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến,Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá,tòa Khâm Sứ,định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

+Trước âm mưu của nước Pháp,Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công

*Diễn biến :

-Dêm mồng 4, rạng sáng ngày 5-7-1884,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá

-Quân Pháp nhất thời rối loạn,sau khi củng cố tinh thần,chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng Tràng.Trên đường đi,chúng xả súng tàn sát,cướp bóc hết sức giã man,hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Câu 2 : 

-Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại,Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở(Quảng Trị)

-Ngày 3-7-1885,ông nhân danh vua Hàm Nghi ra"Chiếu Cần Vương",kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Một phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi,kéo dài đến cuối thế kỉ XIX,được gọi là phong trào Cần Vương.

-Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.Chia làm 2 giai đoạn :

+Giai đoạn một (1885-1888),phong trào bùng nổ trên khắp cả nước,nhất là từ Phan Thiết trở ra.Tháng 11-1888,nhờ có tay sai dẫn đường,quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri(Châu phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+Giai đoạn hai (1888-1896), phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn,có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn,tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

Câu 3 :

*Lãnh đạo : Phan Đình Phùng và Cao Thắng

*Căn cứ : Ngàn Trươi(xã Vũ Quang ,huyện Hưng Khê,tỉnh Hà Tĩnh)

*Hoạt động trên địa bàn rộng gồm tỉnh : Thanh Hóa,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình.

*Diễn biến 2 giai đoạn : 

+Từ năm 1885-1888,nghĩa quân lo tổ chức,huấn luyện,xây dựng công sự,rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.Lực lượng nghĩa quân chia thành 15 quân thứ.Mỗi quân thứ từ 100 đến 500 người.Họ đã tự chế tạo súng trường theo súng của Pháp.

+Từ năm 1888-1895,là thời kì chiến đấu của nghĩa quân.Dựa vào rừng vùng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ,nghĩa quân đã đảy lui nhiều cuộc.

Câu 1

Trang chủ » Lớp 8 » Giải sgk lịch sử 8

Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản động của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 125 – sgk lịch sử 8

Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản động của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

Bài làm:

Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp 

Diễn biến:

  • Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
  • Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
  • Chúng tàn sát, cướp bóc dã  man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.

Kết quả: Vụ biến kinh thành Huế thất bại.

Câu 2

Ngày 13/7/1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Huyết ra “chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.

Phong trào Cần Vương đã diễn ra và kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1885 -1888): Phong trào bùng nổ mạnh mẽ nhất ở khắp Bắc. Ở Trung Kì phong trào cũng được đông đảo quần chúng tham gia, ủng hộ.
  • Giai đoạn 2 (1888 -1896): Phong trào được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa có quy mô và trình độ tổ chức cao như Ba Đình, Bãi Sậy hay Hương Khê.

Câu 3

*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Diễn biến: Hai giai đoạn

+ Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ  khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

+ Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc

Hánh quân và càn quét của giặc.

TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.

  Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

  Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước