Câu 1: Nêu cảm nghĩ của mình về lịch sử và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Em phải làm gì để kế thừa và phát huy lịch sử truyền thống đó? (Môn QP-AN)

1 câu trả lời

_ Trong  lịch sử hàng nghàn năm dựng nước và giữ nước, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, có tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, dân tộc ta đã bao lần đứng lên cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc với biết bao hy sinh xương máu. Cũng chính vì thế mà dân tộc ta thiết tha yêu chuộng hòa bình, mong muốn được sống trong hòa bình để xây dựng đất nước, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch luôn âm mưu đe dọa xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống phá sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, mỗi người dân Việt Nam cần phải ghi nhớ, khắc sâu, thấm nhuần và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Việt Nam là 1 quốc gia đất không rộng, người không đông nhưng lại nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới; lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược. Dân tộc Việt Nam từ khi sinh ra đã chịu biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng chúng ta đã biết chiến đấu ngoan cường viết lên trang sử giữ nước vẻ vang của dân tộc. Từ phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, đạp Thanh đến đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ để giải phóng dân tộc, những chiến công hiển hách đó kết lại thành truyền thống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ôn lại truyền thống đó không chỉ nhắc nhở những ai còn mơ màng về bài học lịch sử ngàn năm nước Việt, mà còn để thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ kinh nghiệm xương máu của cha ông trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Dân tộc ta chiến thắng trước tiên bởi ta chính nghĩa. Một dân tộc mà theo đạo lý nhân sinh phải được sống trong hoà bình, độc lập và tự do! Một nước ” vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia”, hay “Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời, cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bơi” đứng lên quyết giữ vững độc lập tự do của mình là điều chính nghĩa không thể chối cãi. Một dân tộc có truyền thống lâu đời với ý chí sắt đá ” Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; ” thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”. Dân tộc ấy không có sức mạnh nào khuất phục được. Lịch sử thế giới đã phải ghi nhận: Khi các quốc gia, dân tộc khắp châu Á, châu Âu, từ các quốc gia nhỏ bé đến các quốc gia đất rộng, người đông… đều phải quỳ gối thần phục quân Nguyên, Mông, thì chính dân tộc Việt Nam, tuy là nước nhỏ, dân ít đã dũng cảm đứng lên ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. Dân tộc ta chiến thắng còn bởi vì ta biết ” lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”. Sức mạnh của người khát khao hoà bình độc lập chống lại kẻ hiếu chiến bạo tàn đã làm nên chiến thắng tưởng như huyền thoại. Huyền thoại ấy là chuyện Thánh Gióng lớn nhanh như thổi với gậy sắt, giáp sắt, ngựa sắt phun ra lửa đánh tan giặc Ân, huyền thoại ấy là chuyện nỏ thần Cổ Loa, gươm thần của Lê Lợi, Quang Trung thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ăn Tết sau đại phá quân Thanh… Và huyền thoại ngay trong thời hiện đại với “Điện Biên Phủ trên không” giữa Thủ đô Hà Nội ta bắn hạ pháo đài bay B52 biểu tượng sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Huyền thoại con đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số nhỏ bé và thô sơ đã chở hàng trăm ngàn tấn vũ khí từ Bắc vào Nam chi viện cho tiền tuyến. Chiến thắng của người tự vệ phải ” lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” như huyền thoại vì không thể dùng phép tính thông thường để đo sức mạnh làm nên chiến thắng, mà phải dùng sự thông tuệ của lý trí, sự nhạy cảm của trái tim mới hiểu được sức mạnh thần kỳ làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời. Nhà chiến lược quân sự tài ba một thời của Hoa Kỳ, ngài Mắc- ma- ra đã phải thú nhận trong hồi ký của mình về thất bại trong chiến tranh Việt Nam có nguyên nhân từ sự ” không hiểu văn hoá Việt Nam”! Kính thưa các thầy giáo cô giáo và các em học sinh thân mến! Sức mạnh thần kỳ Việt Nam là bởi sức mạnh ấy được hun đúc và nhân lên gấp bội từ đời này qua đời khác, và vì nó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân thần thánh. Nhân dân bao giờ và ở đâu cũng là sức mạnh vô địch. Chiến tranh nhân dân sản sinh ra muôn vạn anh hùng! Chiến tranh nhân dân sáng tạo vô tận cách thức đánh giặc và thắng giặc mà không có sách nào ghi hết được. Dân tộc ta chiến thắng bởi vì “mỗi khi đất nước bị xâm lăng” thì sức mạnh đại đoàn kết dân tộc sẽ kết lại thành làn sóng có sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Với suy nghĩ “nước mất thì nhà tan” đã hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân, bất kể già, trẻ, gái, trai. Với tiếng hô “Đánh” vang dội của các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng, với cánh tay xăm chữ “Sát Thát” của binh lính nhà Trần; với câu chuyện người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản luyện võ, hội quân đánh giặc với lá cờ thêu sáu chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”; với các nữ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh… với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

_Để kế thừa...... thì cần phải: 

- Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông.
- Phải lưu giữ mỗi truyền thống đó trong mỗi con người chúng ta: luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè. Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.
- Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ: Tìm các văn bản pháp lý, về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, luôn cảnh giác, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu, ảnh hưởng đến xã hội, đến nhà nước. Tự nguyên xung phong nhập ngũ, không trốn tránh trách nhiệm.
- Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội

Câu hỏi trong lớp Xem thêm