CÂU 1: Nêu âm mưu của Pháp khi đánh Bắc Kì lần 2(1882)?(3đ) CÂU 2:Tại sao quân Triều Đình ở Hà Nội đông mà vẫn thất bại?(2đ) CÂU 3: -Khi Pháp đánh Bắc Kì lần 2(1882),nhân đân ta đã tiếp tục tổ chức kháng chiến chống Pháp ra sao?(3đ) _ Nêu nhận xét về tinh thần chống giặc của nhân dân Bắc Kì?(2đ)
2 câu trả lời
Câu 1:
*Âm mưu của pháp:
- Sau hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc kỳ, biến nước ta thành thuộc địa.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai.
Câu 2:
- Nguyên nhân: Do đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. Bối cảnh quốc tế bất lợi…
Câu 3:
*Diễn biến:
+ 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp thành. Không đợi trả lời chúng nổ súng tấn công và chiếm thành.
+ Quân dân ta anh dũng chống trả, đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự tử.
- Sau đó quân Pháp mở rộng chiếm đóng một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
*Nhận xét:
- Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn vì thái độ bạc nhược, câu kết với giặc để đàn áp nhân dân của triều đình Huế.
- Số lượng người tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nông dân.
- Kết quả: Thất bại.
Câu 1 :
Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.
Câu 2 :
- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.
- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc
Câu 3 :
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
Nhận xét về tinh thần chống giặc của nhân dân Bắc Kì :
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).