Câu 1: Nêu 2 ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn ? Câu 2: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương sáng trở lại ? Câu 3: a) Sự ngưng tụ là gì? Muốn quá trình xảy ra nhanh người ta tăng hay giảm nhiệt độ? b) Giải thích hiện tượng sương đọng trên lá cây?

2 câu trả lời

Câu 1:

VD1 :Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách lớn ở giữa vì ở ngoài trời nắng, nhiệt độ cao sẽ làm cho những thanh sắp nở ra vì nhiệt, nếu có khoảng cách này thanh sắt sẽ ko bị cong đường ray mà nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong đường ray có thể làm trật bánh tàu khỏi ray xe lửa và gây đến tai nạn đang thương tiếc xảy ra.

VD2 :Đổ đầy nước trong một chai thủy tinh, đóng nắp lại và để ra ngoài trời khi nóng. Vì thủy tinh là một vật rắn nên, khi nước bên trong tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ nổ cả lọ ra hoặc bung nắp ra. Đó là hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất rắn , nếu bị ngăn cản sẽ gây lực rất lớn

Câu 2:

Vì vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà hơi từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để 1 thời gian,nhiệt độ sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương bị bay hơi và làm cho mặt gương sáng trở lại.

Câu 3:

a) Sự ngưng tụ  quá trình ngược lại của sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh thì nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh.

Muốn quá trình xảy ra nhanh người ta  giảm nhiệt độ

b)

Vào ban ngày, lớp không khí sát bề mặt đất có chứa lượng hơi nước nhất định.

Khi thời gian chuyển dần về đêm, nhiệt độ giảm làm độ bão hòa hơi nước của không khí giảm.

Hơi nước dư ra sẽ ngưng tụ trên bề mặt các vật thể hao nhiệt (lá cây,...) tạo thành giọt nước đọng trên lá

Cho mik xin hay nhất nha ^^

Cau1:

Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắp nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray có thể gây nguy hiểm

- Khi đóng tôn người ta thường đóng đinh 1 đầu vì đóng cả 2 đầu thì khi trời nắng => tôn nóng lên nở ra => bị đinh cản nên gây ra lực rất lớn

- khi ta mở nắp phích ra không khí lạnh bên ngoài sẽ tràn vào. Lúc đó khối không khí lạnh đó gặp nhiệt độ nóng trong phích liền nở ra. Ta đóng nắp phích lại thì vô tình biến nắp phích thành vật cản của quá trình nở ra của khối không khí lạnh tràn vào. Nên lúc đó khối không khí lạnh bị ngăn cản sẽ tạo ra một lực lớn làm bật nắp phích ra ngoài.

Cau2:

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được  từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.

Cau3:

a,Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, và là quá trình ngược của bay hơi. Từ này chủ yếu mô tả chu kỳ trạng thái của nước.[1] Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả quá trình chuyển từ hơi nước sang nước lỏng khi tiếp xúc với một bề mặt rắn, bề mặt lỏng hoặc các hạt nhân ngưng tụ mây trong bản thân khí quyển Trái Đất. Khi quá trình chuyển đổi xảy ra trực tiếp từ trạng thái khí đến trạng thái rắn, sự thay đổi này được gọi là sự lắng đọng, là quá trình ngược của thăng hoa.

b,Cây thì thoát hơi nước, vào ban đêm( nhất là đêm đông) khi bay lên nước gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước và đọng lại trên lá nên vào buổi sáng thường có hiện tượng sương đọng trên lá.