Câu 1. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng. D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 2. Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B, Đông Dương hóa chiến tranh. C. Chiến tranh cục bộ. D. Chiến tranh đặc biệt. Câu 3. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế A. hợp tác và đấu tranh. B. toàn cầu hóa. C. hòa hoãn tạm thời. D. đa phương hóa. Câu 4. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là A. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. B. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ. C. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do. D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân. Câu 5. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào? A. Thị trường. B. Tập trung. C. Bao cấp. D. Kế hoạch hóa. Câu 6. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu A. phát triển nhanh chóng. B, cơ bản có sự tăng trưởng. C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi. Câu 7. Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì? A. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật B. Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương. C. Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật. D. Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước. Câu 8. Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về A. xã hội. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Thương nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D.Nông nghiệp. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950)? A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường. C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu. Câu 11. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là A. Tổ chức Y tế Thế giới. B. Tòa án Quốc tế. C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Câu 12. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950-1953 là A. “phục vụ nhân dân”. B. “dân tộc hóa”. C. “phục vụ kháng chiến”. D. “đại chúng hóa”. Câu 13. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN. B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu. C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc. D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á. Câu 14. Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào dưới đây? A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp. C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Câu 15, Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng công nghệ. D. Cách mạng xanh. Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh vào đầu năm 1945? A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít. B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia thành quả chiến thắng. D. Ký hòa ước với các nước bại trận. Câu 17. Trong những năm 1936-1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam A. phục hồi và phát triển. B. phát triển nhanh. C. khủng hoảng, suy thoái. D. phát triển xen kẽ khủng hoảng. Câu 18. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã A. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. B. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam. C. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. D. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị-xã hội. Câu 19. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ? A. An Lão (Bình Định). B. Ba Gia (Quảng Ngãi). C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).

2 câu trả lời

1B                        11B
2C                        12C
3B                       13A
4A                       14A
5A                       15D
6D                       16D
7D                       
17A
8C                       18C
9D                       19D
10B

1.B Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

2.C Chiến tranh cục bộ.

3.B Toàn cầu hóa.

4.A Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình (Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình).

5.A Thị trường.

6.D Cơ bản được phục hồi.

7.D Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước.

8.C Chính trị.

9.D Nông nghiệp.

10.B Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.

11.B Tòa án Quốc tế (5 cơ quan nữa là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Ban thư kí, Hội đồng quản thác, Hội đồng kinh tế và xã hội).

12.C “phục vụ kháng chiến” ( 2 phương châm nữa là: phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất).

13.A Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.

14.A Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm (trọng tâm là đổi mới kinh tế).

15.D Cách mạng xanh.

16.D Ký hòa ước với các nước bại trận.

17.A Phục hồi và phát triển.

18.C Tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

19.D Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm