Câu 1. Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó A. rất nhỏ so với con người. B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo. C. rất nhỏ so với vật mốc. D. rất lớn so với quãng đường ngắn. Câu 2. Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó A. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian. B. quãng đường đi được không đổi theo thời gian. C. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. D. tọa độ không đổi theo thời gian. Câu 3. Chuyển động nào dưới đây sẽ được coi là chuyển động rơi tự do? A. Một tờ giấy. B. Một viên đạn bắn ra từ khẩu súng. C. Một chiếc khăn. D. Một mẩu phấn. Câu 4. Đơn vị của tần số là A. s (giây) B. Hz C. rad/s D. rad Câu 5. Chọn câu khẳng định ĐÚNG. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Câu 6. Hai lực cân bằng không thể có A. cùng hướng. B. cùng phương. C. cùng giá. D. cùng độ lớn. Câu 7. Chọn đáp án ĐÚNG. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s. B. vật dừng lại ngay. C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. D. vật đổi hướng chuyển động.

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:B

Giải thích:Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét

Câu 2:B

Giải thích:Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳngtrong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

Câu 3:D

Giải thích:Một mẩu phấn vì viên phấn nhỏ, nhọn nên chịu ít sức cản của không khí.

Câu 4:B

Giải thích:Hertz hay héc, ký hiệu Hz,  một đơn vị đo tần số lấy tên theo nhà vật lý người Đức Heinrich Rudolf Hertz. Đơn vị đo Hertz cho biết số lần dao động thực hiện được trong 1 giây.

Câu 5:D

Giải thích:Vì khi đứng ở Trái Đất ta đã lấy Trái Đất làm mốc nên ta sẽ quan sát thấy Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.(theo vật lí 8)

Câu 6:A

Giải thích:Vì hai lực cân bằng là hai lực đối nhau nên k thể cùng hướng

Câu 7:D

Giải thích:Khi các lực tác dụng lên vật đột ngột mất đi thì vật sẽ tiếp tục chuyển động quán tính theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. (theo quán tính vật lí 8)

Đầy đủ cho bn nha

Cho mình xin câu trả lời hay nhất

Đáp án:

Câu 1 `B`

Một vật được xem là chất điểm khi vật có kích thước rất nhỏ so với với chiều dài quỹ đạo.

Câu 2 `C`

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. 

Câu 3 `D`

Vì một vật chỉ được coi là rơi tự do khi sức cản của không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật mà tờ giấy và chiếc khăn lại quá nhẹ nên khi thả chúng xuống thì không thể là chuyển động rơi tự do.

Một viên đạn bắn ra từ khẩu súng thì không có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống nên cũng không phải là chuyển động rơi tự do.

Câu 4 `B`

Đơn vị của tần số là `Hz`, vòng/giây.

Câu 5 `D`

Vì khi đứng ở Trái Đất ta sẽ lấy Trái đất làm mốc. Khi đó Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 6 `A`

Khi hai vật cân bằng ta có:

`\vec{F}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}=0`

`\vec{F_{1}}=-\vec{F_{2}}`

Câu 7 `A`

Theo định luật I Niu-tơn ta có:

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hay tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên hoặc đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm