Câu 1. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể : A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao Câu 2. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây ? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà g B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao Câu 3. Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động ? A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật B. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật. Câu 4. Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc....…......, vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc.....…....., vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ. (cố định / động) Câu 5. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào các câu sau đây: 1. giảm bớt 2. bằng 3. nhỏ hơn 4. thay đổi hướng của a, Palăng giúp ............... lực kéo. b, Khi dùng ròng rọc động thì lực kéo .............. trọng lượng vật cần nâng lên cao. c, Ròng rọc cố định không ............... lực cần thiết để kéo vật lên cao. d, Khi dùng ròng rọc cố định thì lực kéo ............... trọng lượng của vật cần kéo lên cao. Câu 6. Dùng ròng rọc có lợi gì ? Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm Câu 2 : Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút B. Hơ nóng cổ lọ C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ Câu 3 : Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bêtông cốt thép không bị nứt vì: A. Bêtông và thép không bị nở vì nhiệt B. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép C. Bêtông nở vì nhiệt ít hơn thép D. Bêtông và thép nở vì nhiệt như nhau Câu 4 : Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ ? Câu 5 : Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Câu 6 : Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt . Để tách quả cầu ra khỏi vòng , một học sinh đem hơ nóng quả cầu và vòng . Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không ? Tại sao ? Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Câu 3: An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao? Câu 4: Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C. Câu 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao? A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại. B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra. C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại. D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra. Câu 2 : Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của……. A. chất khí, chất lỏng B. chất khí, chất rắn C. chất lỏng, chất rắn D. chất rắn, chất lỏng Câu 3 : Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

2 câu trả lời

1, D

2, D

3, C

4, động, cố định

5, 

a, thay đổi hướng của

b, nhỏ hơn

c, giảm bớt

d, bằng

6,  

Ròng rọc động: Giúp giảm lực kéo vật xuống còn 1 nửa

Ròng rọc cố định: Giúp thay đổi hướng để kéo vật dễ dàng

Dùng cả 2 ròng rọc: Vừa giảm lực kéo vật vừa thay đổi hướng kéo vật.

1, D

2, B

3, D

4, Do cốc thủy tinh chịu lửa thì cả trong lẫn ngoài đều nở vì nhiệt bằng nhau nên sẽ không bị vỡ.

Cốc thủy tinh thường thì khi đổ nước nóng vào sức nóng sẽ làm mặt trong của cốc nở nhanh hơn bên ngoài, đến khi nở nhiều quá nó sẽ tạo ra vết nứt và theo vết nứt đó nó sẽ lan rộng ra và vỡ cốc.

5, Do hình lượn sóng sẽ giúp tôn chịu lực tốt hơn, chống tiếng ồn, khi nắng nóng hoặc mưa tấm tôn sẽ nở và co lại khiến bung đinh vít nên hình dạng lượn sóng giúp tôn có thể nở hoặc co lại dễ dàng.

6, Bạn học sinh đó sẽ ko lấy được quả cầu vì khi nung nóng cả 2 vật thì nó sẽ nở vì nhiệt cùng lúc và quả cầu vẫn kẹt trong vòng, ta cần nung nóng vòng để vòng nở ra tạo kẽ hở cho quả cầu để lấy quả cầu ra.

1, C

2, B

3, Do nước là 1 chất đặc biệt, khi làm lạnh nó sẽ tăng thể tích và thủy tinh sẽ co lại vì hơi lạnh, nên 2 lực này sẽ đối nhau và làm thủy tinh vỡ.

4, Vì đó là giá trị thể tích khi cho vào bình khác 20^o C nó sẽ đo sai.

1, D

2, D

3, A

Câu 1. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể :

A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao 

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao 

C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao 

D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao 

Tác dụng của ròng rọc cố định là thay đổi hướng của lực

Câu 2. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây ?

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà g

B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh 

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên 

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao

Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Câu 3. Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động ?

A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (cần cả ròng rọc động và cố định)

B. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật (cần ròng rọc cố định)

C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Chỉ cần dùng ròng rọc động ở th

Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 

D. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

Câu 4. Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc....…động......, vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc.....cố định…....., vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ.

(cố định / động)

Câu 5. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào các câu sau đây:

   1. giảm bớt 2. bằng 3. nhỏ hơn 4. thay đổi hướng của

a, Palăng giúp .......thay đổi hướng của... lực kéo.

b, Khi dùng ròng rọc động thì lực kéo ......nhỏ hơn ........ trọng lượng vật cần nâng lên cao.

c, Ròng rọc cố định không ....giảm bớt ........... lực cần thiết để kéo vật lên cao.

d, Khi dùng ròng rọc cố định thì lực kéo ........bằng ....... trọng lượng của vật cần kéo lên cao.

Câu 6. Dùng ròng rọc có lợi gì ? 

Dùng ròng rọc có lợi về lực hoặc hướng đi.Nếu dùng ròng rọc động thì có lợi gấp đôi lần về lực.Ròng rọc cố định thì giúp thay đổi hướng của lực.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng

B. Khối lượng của vật giảm

C. Khối lượng riêng của vật tăng

D. Khối lượng riêng của vật giảm

Khi đun nóng thì khối lượng một vật không thay đổi,thể tích của vật tăng lên.Áp dụng ct

`D=m/V`

Vậy khi đun nóng thì khối lượng riêng của vật giản

Câu 2 : Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng nút

B. Hơ nóng cổ lọ 

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ

D. Hơ nóng đáy lọ

Câu 3 : Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bêtông cốt thép không bị nứt vì:

A. Bêtông và thép không bị nở vì nhiệt 

B. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép 

C. Bêtông nở vì nhiệt ít hơn thép

D. Bêtông và thép nở vì nhiệt như nhau

Vì Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau nên các trụ bê tông cốt thép không bị nứt.

Câu 4 : Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ ?

Vì cốc thủy tinh chịu lửa sẽ được làm bằng hai lớp thủy tinh `=>` chúng giãn nở đều nhau hơn so với cốc thủy tinh thường.

Cốc thủy tinh thường thì chỉ có một lớp thủy tinh `=>` Khi mặt trong tiếp xúc với nước nóng thì mặt đó giãn nở ra trước còn mặt ngoài chưa giãn nở kịp nên dẫn đến bị vỡ. 

Câu 5 : Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Vì khi gặp trời nắng nóng,tấm tôn sẽ nóng lên `=>` nở ra `=>`  thể tích tăng nếu tấm không có dạng lượn sóng `=>` tôn bị cản trở gây ra lực lớn làm hỏng, nứt mái tôn

Câu 6 : Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt . Để tách quả cầu ra khỏi vòng , một học sinh đem hơ nóng quả cầu và vòng . Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không ? Tại sao ?

Bạn đó không thể tách ra được vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt nên khi hơ nóng quả cầu bằng sẽ nở ra nhiều hơn vòng làm cho kẹt cứng hơn

`=>`không thể lấy ra. 

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng. 

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

Khi đun nóng chất lỏng thì khối lượng chất lỏng không thay đổi,thể tích của vật tăng lên.Áp dụng ct

`D=m/V`

Vậy khi đun nóng thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

Câu 3: An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?

Bình không cho An làm vì khi  nước co lại do lạnh đi và khi lạnh đi đến nhiệt độ đông đặc thì thể tích của nước sẽ tăng lên `=>` đong quá đầy mà đậy nút kín 

`=>` thể tích của nước trong bình tăng lên bị nút ngăn cản sẽ tạo ra một áp lực lớn làm nứt,vỡ bình.

Câu 4: Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi `20°C.`

Do thể tích của bình chia độ phụ thuộc nhiệt độ nên  ghi `20°C` nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ đó. Và nếu đo chất lỏng ở nhiệt độ khác `20°C` thì giá trị đo được không chính xác. 

Câu 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Câu 2 : Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

A. chất khí, chất lỏng

B. chất khí, chất rắn

C. chất lỏng, chất rắn

D. chất rắn, chất lỏng

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn chất lỏng, thể tích của chất lỏng giảm ít hơn chất khí.

Câu 3 : Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

 Vì theo thuyết giản nở vì nhiệt độ,  chất rắn sẽ nở ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ít hơn chất khí.