Câu 1 . Làm thế nào để lấy ra một lít nước khi trong tay có 1 can 3 lít và 1 can 5 lít không có vạch chia độ ? Câu 2. Có 3 hộp bánh bề ngoài trông giống nhau , nhưng có 2 hộp nặng bằng nhau , còn hộp thứ 3 nặng hơn. làm thế nào để qua một lần cân bằng loại cân hai đĩa , ta lấy được hộp bánh nhẹ nhất Câu 3. Một hòn gạch hai lỗ có khối lượng 1,6 kg . hòn gạch có thể tích 1.200cm3 . Mỗi lỗ có thể tích 192cm3 . Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch Câu 4. Một vật có khối lượng 180kg a. tính trọng lượng của vật b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu? c. Nếu kéo vật lên bằng palăng 3 rồng rọc cố định và 3 rồng rọc dộng thì lực kéo vật bằng bao nhiêu? d. Nếu kéo vật rắn lên trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m , chiều cao 3m thì lực kéo là bao nhiêu? CẢM ƠN NHỮNG BẠN NÀO TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA MÌNH , MÌNH HỨA SẼ CHO 1 TRẢ LỜI HAY NHẤT KHI TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA MÌNH THẬT CHÍNH XÁC
2 câu trả lời
Câu 1 .
Làm thế nào để lấy ra một lít nước khi trong tay có 1 can 3 lít và 1 can 5 lít không có vạch chia độ ?
Giải
Đổ đẩy nước vào can $3$ lít rồi lấy nước ở can $3$ lít đó,đổ vào can $5$ lít.Tiếp tục đổ vào can $3$ lít một lần nữa rồi lấy nước trong can đổ vào can $5$ lít,vì trong can $5$ lít đã có $3$ lít vừa nãy nên chỉ đổ thêm $2$ lít nữa là đầy
=> Số nước còn lại trong can $3$ lít đó là $1$ lít
Câu 2.
Có 3 hộp bánh bề ngoài trông giống nhau , nhưng có 2 hộp nặng bằng nhau , còn hộp thứ 3 nặng hơn. làm thế nào để qua một lần cân bằng loại cân hai đĩa , ta lấy được hộp bánh nhẹ nhất
Giải
Lấy hai hộp bánh bất kí đem lên cân $2$ đĩa cân
$TH1$ : nếu hai hộp bằng nhau => hộp còn lại là hộp nặng hơn
$TH2$ : nếu có một hộp nặng hơn => Hộp đó là hộp nặng hơn
=> Hai hộp còn lại là $2$ hộp nhẹ nhất :3
Câu 3.
Một hòn gạch hai lỗ có khối lượng 1,6 kg . hòn gạch có thể tích 1.200cm3 . Mỗi lỗ có thể tích 192cm3 . Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch
Giải
Thể tích thực của hòn gạch là
$1200 - 192.2 = 816 cm^3 $
Ta có $V= 816 cm^3 = 8,16.10^{-4} m^3 $
Khối lượng riêng của gạch là
$D= \frac{m}{V} =\frac{1,6}{8,16.10^{-4}} = 1960,8 kg/m^3 $
Trọng lượng riêng của gạch là
$d= 10D = 10.1960,8 = 19608 N/m^3 $
Đáp số....
Câu 4.
a)Trọng lượng của vật là
$P= 10m= 10.180= 1800 N$
b. Khi kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo tương đương với trọng lực của vật bằng $1800 N$
c. Nếu kéo vật lên bằng palăng 3 rồng rọc cố định và 3 rồng rọc dộng thì lực kéo vật là
$F'= \dfrac{P}{3.2} = \dfrac{1800}{6} = 300 N$
d.
Áp dụng điều kiện cân bằng của vật trên mặt phẳng nghiêng $F.l= P.h$
Nếu kéo vật rắn lên trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m , chiều cao 3m thì lực kéo là
$F= \dfrac{P.h}{l} = \dfrac{1800.3}{12} = 450N$
Đáp số....
1.
- Lấy đầy can 3 lít đổ sang can 5 lít ⇒ Can 5 lít cần 2 lít nữa để thì đầy
- Lấy đầy can 3 lít đổ tiếp sang can 5 lít ⇒Còn dư 1 lít ở can 3 lít
2.
3.
Thể tích phẩn gạch trong mỗi viên gạch:
V = 1200 – (2.192) = 816cm3= 0,0816m3
Khối lượng riêng của gạch:
D=mV=1,60,0816=1960,8kg/m3
Trọng lượng riêng của gạch d = 10D = 19608N/m3
câu 4:
trọng lượng: P=m.10=180.10=1800N
b> lực kéo:FK=P=1800N
c> lực kéo vật:FK=P3=600N
d> S=12m;h=3m