Câu 1. Kí hiệu bản đồ có mấy loại? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Theo quy ước phía trên và phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nào? A. Tây và Đông. B. Đông và Tây. C. Bắc và Nam. D. Nam và Bắc. Câu 3. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là đường gì? A. Vĩ tuyến. B. Kinh tuyến. C. Xích đạo. D. Đường chuyển ngày quốc tế. Câu 4. Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải A. đọc tên bản đồ. B. đọc tỉ lệ bản đồ. C. đọc bảng chú giải. D. đọc tên các địa danh. Câu 5. Nằm giữa hướng Bắc và hướng Đông là hướng nào? A. Đông Nam. B. Tây Nam. C. Đông. D. Đông Bắc. Câu 6. Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào? A. Kí hiệu điểm. B. Kí hiệu đường. C. Kí hiệu diện tích. D. Kí hiệu chữ. Câu 7. Nằm giữa hướng Nam và hướng Tây là hướng nào? A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 8. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng có số độ bằng A. 00. B. 300. C. 900. D. 1800. Câu 9. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa. B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu. C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa. D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Câu 10. Vĩ tuyến gốc 00 là đường A. Chí tuyến Bắc. B. Chí tuyến Nam. C. Vòng cực Bắc. D. Xích đạo. Câu 11. Một bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 200 000 có nghĩa là 3cm trên bản đồ tương ứng với A. 6000 cm trên thực địa. B. 600 cm trên thực địa C. 60 km trên thực địa. D. 6 km trên thực địa. Câu 12. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ có hệ thống kinh, vĩ tuyến cần phải dựa vào A. mép bên trái tờ bản đồ. B. mũi tên chỉ hướng Đông Bắc. C. các đường kinh, vĩ tuyến. D. mũi tên chỉ hướng Đông. Câu 13. Một điểm C nằm trên vĩ tuyến 300 ở phía trên đường xích đạo và kinh tuyến 1100 thuộc nửa cầu Đông, cách ghi toạ độ địa lí của điểm đó là: A. C: (300B, 1100Đ). B. C: (300N, 1100Đ. C. C: (1100Đ, 300N). D. C: (1100Đ, 300B). Câu 14. Quan sát hình 1, em hãy ghi tọa độ địa lí của điểm B? Hình 1: Tọa độ địa lí của điểm B. A. B: (200N, 100Đ). B. B: (100N, 200Đ). C. B: (100N, 200T). D. B: (200B, 100Đ). Câu 15. Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng nào? A. Bắc và Nam. B. Nam và Tây. C. Đông và Tây. D. Tây và Đông.
1 câu trả lời
Câu 1 : C
Kí hiệu bản đồ gồm 4 loại : kí hiệu đường, kí hiệu điểm, kí hiệu diện tích
Câu 2 : C
Ở phía trên : Bắc ; ở phía dưới : Nam ; ở bên trái : Tây ; ở bên phải : Đông
Câu 3 : B
Kinh tuyến : Một nửa đường tròn trên bề mặt TĐ, nối liền hai địa cực, chỉ hướng Bắc Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.
Câu 4 : C
Bảng chú giải : bảng tổng hợp các kí hiệu được dùng trên bản đồ kèm theo các giải thích, các khái niệm giúp cho người sử dụng đọc bản đồ được dễ dàng.
Câu 5 : D
Là hướng Đông Bắc
Câu 6 : B
Câu 7 : A
Là hướng Tây Nam
Câu 8 : A
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng 0⁰.
Câu 9 : C
Tỉ lệ bản đồ : Tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.
Câu 10 : D
Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0 độ và vĩ tuyến gốc cũng là đường xích đạo.
Câu 11 : D
Tương ứng với : 3 * 200 000 = 600 000 ( cm ) = 6 km
Câu 12 : C
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến: xác định phương hướng dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến. Bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến: dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó lần lượt tìm các hướng còn lại.
Câu 13 : C
Câu 14 : Không có hình
Câu 15 : C
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông.
+ Đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây.