Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ? A. Thị kính. B. Chân kính. C. Bàn kính. D. Vật kính. Câu 3: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính lão. B. Kính hiển vi quang học C. Kính lúp cầm tay. D. Kính cận. Câu 4: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật: A. Lục lạp B. Nhân. C. Tế bào chất D. Màng sinh chất. Câu 5: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo . B. Con đò. C. Con đường . D. Con sông. Câu 6: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần tạo thành số tế bào con là. A. 2 tế bào con. B. 8 tế bào con C. 16 tế bào con. D. 32 tế bào con. Câu 7. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào, C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất. Câu 8: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ A. hàng trăm tế bào. B. hàng nghìn tế bào. C. một số tế bào. D. một tế bào, Câu 9: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu, B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó D. Rửa sạch bằng nước ngay. Câu 10: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào. A. Thước kẹp. B. Thước đo chiều dài. C. Cân đồng hồ. D. Kính lúp. Câu 11: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. giờ. B. giây. C. tuần. D. ngày. Câu 12: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là: A. 1000C. B. 2000C. C. 500C. D. 100C. Câu 13: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy? A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người. Câu 14: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy 1 chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 15: Trọng lực có phương và chiều: A. Chiều từ trái sang phải. C.Không theo phương và chiều nào cả. B. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất D. Phương ngang, chiều từ dưới lên. Câu 16. Đơn vị của khối lượng là: A. mét (m) B. lít (l) C. Niu – tơn (N) D. ki -lô - gam (kg) II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 17: ( 3 điểm) a, Cho biết cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ? b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào? c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững? Câu 18:(1,5 điểm) a, Em hãy cho biết quy trình đo chiều dài? b, Một khóa nước ở trường bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt có thể tích là 1cm3. Hãy tính lượng nước bị rò rỉ trong một ngày đêm. Câu 19. (0,5 điểm). Đổi đơn vị: a. 3 kg = .......g b. 300 cm3 =...... dm3 c. 154 mm = ..m d. 454 g = ... kg Các bạn ơi giúp mình với mình cảm ơn nhiều ạ ! Hiện tại mình đang cần gấp bạn nào có thể cho mình đáp án nhanh nhất được không ạ ! MIK CẢM ƠN CÁC BẠN
1 câu trả lời
Đáp án:
1D
2D
3B
4A
5A
6B
7A
8D
9D
10C
11B
12D
13C
14D
15C(bạn đánh lộn c và b à)
16D
17
a.- Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào
- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp
- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Không bào : chứa dịch tế bào
b.Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật không có
c.thành tế bào giúp cơ thể thực vật đứng vững
18
a.
B1: Ước lượng độ dài cần đo
B2: Chọn loại thước thích hợp
B3:Đặt thước hợp lí, đặt mắt hợp lí
B4: Thực hiện phép đo
B5: Đọc và ghi kết quả
b.0,00864 m3
19
a. 3 kg = 3000 g
b. 300 cm3 =0,3 dm3
c. 154 mm = 0,154 m
d. 454g = 0,454 kg
CHO XIN HAY NHẤT NHA
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm