Câu 1 : Hãy phân biệt sự khác nhau giữa Kim loại và Phi kim loại? giữa Gang và Thép? Câu 2 : Nêu tư thế đứng và thao tác cơ bản khi cưa kim loại. Câu 3 : Xích xe đạp , Ổ bi có được coi là chi tiết máy không .Tại sao ? Câu 4 : Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào, mỗi loại lấy một ví dụ. câu 5 : Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Trong chiếc xe đạp hãy chỉ ra các mối ghép đó. Câu 6 : Kể tên vật liệu cơ khí kim loại, phi kim loại phổ biến ,đặc điểm và ứng dụng của chúng. câu 7 : Trình bày đặc điểm và ứng dụng thực tế của mối ghép bằng Hàn; bằng Đinh tán; bằng Ren; bằng Chốt và Then.0
1 câu trả lời
1. Kim loại dễ bị ăn mòn bởi muối, axít, dễ bị ôxi hóa,... dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường hơn so với phi kim loại ; khối lượng riêng thường lớn hơn phi kim loại, tính cứng cao hơn,...
- GANG theo định nghĩa là hợp kim Fe-C với hàm lượng Các bon lớn hơn 2,14%.
- THÉP là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0.02% đến 1.7%
2. Người cưa đứng thẳng,thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên 2 chân, chân phải hợp với chân trái 1góc 75 , chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45°
- Cách cầm cưa: tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa.
- Thao tác:kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy vàkéocưa.Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.
3. Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết.
4. Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh
và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu
5. Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.
Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.
Chiếc xe đạp có những kiểu mối ghép:
- Mối ghép cố định:
+ Mối ghép không tháo được:
Hàn: Khung xe.
+ Mối ghép tháo được:
Ghép bằng chốt: Ghép giữa đùi xe với trục giữa, chốt trong cổ phuốc.
Ghép bằng ren: Ở trục giữa: Hai nắp ổ trục có ren để vặn chặt vào khung; đầu trên càng phuốc có ren răng để bắt phuốc giữ phuốc vào khung; trục bàn đạp lắp vào đùi băng ren, ...
- Mối ghép động:
+ Ổ quay: Các phần chuyển động quay với nhau nhờ ổ bi: Ổ bi trục giữa, ổ bi trục trước, ổ bi trục sau, ổ bi bàn đạp, ổ bi cô phuốc.
+ Khớp quay: Khớp quay ở các mắt xích, khớp quay ở tay phanh.
6.
+ Vật liệu kim loại : Kim loại đen, thép cacbon thường chứa nhiều tạp chất dùng chủ yếu trong xây dựng và kết cấu cầu đường. Thép cacbon chất lượng tốt hơn thường làm dụng cụ gia đinh và chi tiết máy. Kim loại màu : được dùng nhiều trong công nghiệp như sản xuất đồ dùng gia đình , chế tạo chi tiết máy , làm vật liệu dẫn điện ...
+ Vật liệu phi kim loại : được sử dụng rất rộng rãi, dùng phổ biến trong cơ khí là cất dẻo, cao su .
Chất dẻo : được dùng nhiều trong sản xuất dụng cụ gia đình như làn , rổ, cốc ,can ,dép ...
Cao su : được dùng làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện ..
7.
Mối ghép bằng đinh tán
Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo như nhôm, thép cacbon thấp. Khi ghép thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.
Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)
Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..
Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình..
Mối ghép bằng hàn
Hàn nóng chảy:
Hàn điện tiếp xúc (hàn áp lực):Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo ,sau đó dùng lực ép chúng dính lại với nhau.
Hàn thiếc(hàn mềm):
Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm dính kết kim loại với nhau.
Ngoài việc sử dụng phương pháp hàn thiếc trong các vi mạch điện tử, người ta còn sử dụng phương pháp này để cố định giá đỡ dây tóc với đuôi đèn.
Đặc điểm và ứng dụng:
So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn ,tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chụi lực kém.
Mối ghép hàn thường dùng để tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử..
Mối ghép bằng ren có 3 loại chính:
-Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.
-Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.
-Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít.
Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cầntháo lắp.
Tùy theo mục đích sử dụng mà lựa mối ghép thích hợp.
Khi tháo lắp cần thao tác đúng kĩ thuật (đủ lực, đúngdạng ren) để tránh làmhỏng ren