Cau 1: hãy nêu những việc làm tốt và việc làm chữa tốt của công dân cũng như bản thân em về chính sách đối ngoại Câu 2: nhận xét về chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay
2 câu trả lời
Câu1: – Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.
– Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
– Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
câu2:Chính sách đối ngoại của Việt Nam là hết sức Những nỗ lực này của thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.
1.“Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."*Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Một là, thời gian qua trong một số vấn đề, ở một số thời điểm nhận thức của chúng ta không theo kịp tình hình. Chúng ta đã không lường hết được những diễn biến phức tạp, nhanh chóng trong chính sách và quan hệ của các nước lớn, nhất là của Mỹ và quan hệ Mỹ - Trung. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do các yếu tố khách quan, do tình hình thế giới, khu vực biến động rất phức tạp, khó lường. Nhưng công tác nghiên cứu đánh giá tình hình và dự báo chiến lược vẫn chưa được như mong muốn.
Hai là, việc triển khai đường lối và chính sách đối ngoại trong thực tiễn vẫn chưa mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện. Việc tạo đan xen lợi ích, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, xây dựng các khuôn khổ quan hệ thực chất và hiệu quả, triển khai các thỏa thuận đã ký kết thực chất, tham gia và tận dụng các thể chế đa phương, nhất là ASEAN để bảo vệ tốt hơn lợi ích của Việt Nam vẫn còn chưa được như mong muốn. Sự tham gia của các bộ ngành và địa phương vào công tác đối ngoại còn chưa đồng đều.
Nguyên nhân của tình hình này bao gồm (i) chưa có nhận thức rõ và đầy đủ về một số vấn đề đối ngoại – sẽ nêu ở phần sau của chuyên đề, (ii) chưa huy động được toàn bộ hệ thống tham gia công tác đối ngoại, nhất là trong chủ trương hội nhập quốc tế và đối ngoại đa phương, một phần do khác biệt về lợi ích (iii) cơ chế thống nhất quản lý đối ngoại chưa tối ưu, (iv) các nguồn lực dành cho công tác đối ngoại, cả về vật chất và nhân sự còn hạn hẹp.
3. Những vấn đề đặt ra về đối ngoại
Công tác đối ngoại tiếp tục phải phục vụ yêu câu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới với thế và lực mới. Quy mô GDP của Việt Nam đã tăng gấp 30 lần so với năm 1986; thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 24 lần so với năm 1986. Quy mô nền kinh tế hiện nay đạt khoảng 247 tỷ USD, quy mô xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD (gấp đôi GDP và đứng đầu ASEAN về độ mở của nền kinh tế); tốc độ tăng trưởng bình quân đạt xấp xỉ 7%/năm. Về trung và dài hạn, Việt Nam được dự báo là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình cao vào khoảng 2030. Theo dự báo của OECD, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm các nước phát triển OECD vào khoảng 2050.
2.
* Vai trò của chính sách đối ngoại:
- Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
- Nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế.
* Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại: Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.