Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương? Câu 2: Trình bày cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay. Câu 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông, khi lao động, vui chơi thể thao em cần lưu ý những điều gì?

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?

- Tai nạn giao thông.
- Tai nạn lao động
- Tai nạn sinh hoạt.

Câu 2: Trình bày cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.

Bước 1: Để nạn nhân nằm yên hoặc ngồi yên đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.
Bước 2: Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy, lót giữa hai đầu nẹp là băng gạc đồng thời buộc cố định.
Bước 3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay quấn như vậy hai vòng.
Bước 4: Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ.

Chú ý:

- Áp nẹp gỗ vào mặt ngoài cẳng tay.

- Nẹp phải dài từ khuỷu tay -> bàn tay.

Băng cố định xương cẳng tay

- Dùng băng y tế (hay vải) quấn chặt từ khuỷu tay ra cổ tay.

- Buộc định vị, làm dây đeo cẳng tay vào cổ (cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông).

Chú ý:

+ Cách quấn băng từ trong ra ngoài từ khủy tay tới cổ tay.

+ Cầm ngửa quận băng.

Câu 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông, khi lao động, vui chơi thể thao em cần lưu ý những điều gì?

-Khi tham gia giao thông :
+Đi đứng cẩn thận, quan sát kĩ trước khi đi.
+Không chạy nhảy, đùa giỡn khi tham gia giao thông.
+Chấp hành tốt luật an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chạy phù hợp với tốc độ quy định của từng đoạn đường,...).
+Khi qua đường phải quan sát kĩ đặc biệt là ở ngã tư.

-Khi lao động, vui chơi thể thao : 

+Lao động vừa sức, không mang vác vật nặng quá sức.
+Mang vác vật vừa sức.
+Đi cầu thang phải đi từ từ.

Giải thích các bước giải:

 xin hn

1.Nguyên nhân;Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gãy xương. Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy...

Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.

2.Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành. Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay

3.Để bảo vệ xương chúng ta cần;

+Đi đứng cẩn thận, quan sát kĩ trước khi đi.
+Không chạy nhảy, đùa giỡn khi tham gia giao thông.
+Chấp hành tốt luật an toàn giao thông (đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chạy phù hợp với tốc độ quy định của từng đoạn đường,...).

+Khi qua đường phải quan sát kĩ đặc biệt là ở ngã tư.

+Lao động vừa sức, không mang vác vật nặng quá sức.
+Mang vác vật vừa sức.
+Đi cầu thang phải đi từ từ. 

KO TRÁNH CÓ SAI SÓT,CÓ THỂ XEM XÉT LẠI Ạ

CHO XIN HAY NHẤT