Câu 1. Hãy chuyển các câu sau thành câu bị động: (a) "Hoài Thanh viết “Ý nghĩa văn chương” từ những năm đầu thế kỉ XX." (b) "Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim." Câu 2. Xét những câu sau và trả lời câu hỏi: (a) “Chiều, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón những con thuyền trở về.”(b) “Chủ nhật, bố chở em về thăm bà.”(c) “Người ta xây dựng nhiều nhà cao tầng ở vùng này.”(d) “Mặt trời xuống dần sau dãy núi.” CÂU HỎI: (1) Câu nào không chuyển được thành câu bị động? (2) Những câu còn lại chuyển thành câu bị động như thế nào? Câu 3. Cho đoạn văn: “Văn chương diễn tả sâu sắc tình cảm của con người với quê hương. Trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, Lí Bạch bộc lộ nỗi nhớ cố hương da diết của người sống xa quê. Còn “Hồi hương ngẫu thư” lại viết một cách hóm hỉnh có phần ngậm ngùi tình cảm của con người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc đặt chân về quê cũ.” YÊU CẦU: Hãy biến đổi một trong những câu của đoạn văn thành câu bị động để cách diễn đạt đỡ phần đơn điệu.
1 câu trả lời
Câu 1 (a) “Ý nghĩa văn chương”được Hoài Thanh viết từ những năm đầu thế kỉ XX.
(b) Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
Câu 2 (1):(c)(d)
(2):(a) Bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón những con thuyền trở về vào buổi chiều
(b) Bố chở em về thăm bà vào Chủ nhật
Câu 3 Nỗi nhớ cố hương da diết của người sống xa quê Đã được Lí Bạch bộc lộ qua bài thơ "Tĩnh dạ tứ". Còn “Hồi hương ngẫu thư” lại viết một cách hóm hỉnh có phần ngậm ngùi tình cảm của con người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc đặt chân về quê cũ.”
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm