Câu 1: Dẫn khí hidro đi qua bột CuO nung nóng, ta quan sát thấy 1. chất rắn chuyển từ màu đen (CuO) thành đỏ (Cu) 2. có khí màu nâu sinh ra 3. có hơi nước sinh ra 4. không có hiện tượng gì Các ý đúng là: A. 1,2 B. 1,3 C. 4 D. 2,3 Câu 2: Khí hidro có các tính chất: 1. Không màu 2. mùi hắc 3. vị ngọt 4. nhẹ hơn khí oxi 5. tan nhiều trong nước 6. khử được oxi của đồng, sắt Các ý đúng là: A. 1,2,3 B.2,5,6 C. 1,4,6 D. 1,3,4,6 Câu 3: Hãy nêu phương pháo nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi, nitơ và hidro

2 câu trả lời

1)

Phản ứng xảy ra:

\(CuO + {H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {H_2}O\)

 Vậy 1 đúng, 2 sai vì chỉ sinh ra hơi nước chứ không có khí màu nâu, 3 đúng, 4 sai vì có các hiện tượng kể trên.

Chọn \(B\)

2)

Hidro có các tính chất là không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn khí oxi, kém tan trong nước và có thể khử được oxi kim loại.

Vậy các phát biểu đúng là 1,4,6.

Chọn \(C\)

3)

Cho các khí qua nước vôi trong, khí nào làm đục nước vôi trong là cacbon dioxit

\(Ca{(OH)_2} + C{O_2}\xrightarrow{{}}CaC{{\text{O}}_3} + {H_2}O\)

Cho tàn đóm vào các bình chứa khí còn lại, tàn đóm bùng cháy khi đưa vào bình chứa khí oxy, tàn đóm tắt là bình chứa nito và hidro.

Cho 2 khí còn lại qua \(CuO\) đun nóng, khí nào làm rắn chuyển dần từ màu đen sang đỏ gạch là hidro; không có hiện tượng gì là nito.

\(CuO + {H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {H_2}O\)

Câu 1:

-Đáp án là: B: chất rắn chuyển từ màu đen (CuO) thành đỏ (Cu), có hơi nước sinh ra

Câu 2: 

-Đáp án là C: Không màu, nhẹ hơn khí oxi, khử được oxi của đồng, sắt

Câu 3:

Chất thử                  CO2                        O2                    N2                    H2

Tàn đóm                     -                     Bùng cháy                -                       -

CuO                            -                            X                       -                  Chất rắn thành màu đỏ

dd Ca(OH)2          ↓ trắng                         X                       -                         X

 CuO + H2 →Cu + H2O

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O