Câu 1: Cho ví dụ về chất đường bột, chất béo, chất đạm? Nêu chức năng dinh dưỡng của chất béo, đường bột, chất đạm? Câu 2: Phân biệt nhiễm độc và nhiễm trùng thực phẩm? Câu 3: Nêu nguyên nhân ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn? Câu 4: Cách bảo quản chất dinh dưỡng trước và trong khi chế biến? Câu 5: Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm? Câu 7. Nêu các bước trong khi chế biến bằng phương pháp trộn dầu giấm?

2 câu trả lời

Câu 1:

* VD bạn tự tìm nha

*Chức năng dinh dưỡng:

+ Chất đạm:

- Giúp cơ thể phát triển tốt

- Tái tạo các tế bào đã chết

- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể

+ Chất đường bột:

- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể

- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác

+ Chất béo:

Cung cấp năng lượng tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ

- Giúp bảo vệ cơ thể

- Chuyển hóa thành 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể

Câu 2:

*Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của các chất độc vào thực phẩm

Câu 3:

*Nguyên nhân:

- Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

- Do thức ăn bị biến chất

- Do trong thức ăn có sẵn chất độc (như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…)

- Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm

Câu 4

* Khi chuẩn bị chế biến

Thịt, cá

  • Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi đã cắt lát vì chất khoáng và sinh tố dễ mất đi

  • Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

  • Không để ruồi bọ bâu vào

Rau, củ, quả, đậu hạt tươi

  • Để rau củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên rửa thật sạch, nhẹ nhàng, không để nát, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa và không để khô héo

  • Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn

Đậu hạt khô, gạo

  • Các loại đậu, hạt khô rất dễ bị mốc, mọt, do đó trước khi bảo quản cần phơi khô, loại bỏ hạt sâu, mốc, để thật nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín nơi khô ráo, thỉnh thoảng kiểm tra lại

  • Gạo nếp, gạo tẻ: chỉ nên mua vừa đủ ăn cho thời gian ngắn (gạo tẻ) hoặc dùng đến đâu mua đến đó (gạo nếp), tránh cho gạo để lâu sẽ bị mốc, mọt. Khi vo không nên vo kĩ quá sẽ làm mất vitamin B ở vỏ lụa sát hạt gạo

*Trong khi chế biến

  • Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước đun sôi

  • Khi nấu tránh khuấy đều

  • Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

  • Không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm

  • Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B

Câu 5:

*Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

Luộc

Nấu

Kho

*Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

Hấp (đồ)

*Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

Nướng

*Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

Rán

Rang

Xào

*Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt  

Trộn dầu giấm

Trộn hỗn hợp

Muối chua

Câu 7:

Khái niệm:là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác,tạo nên món ăn ngon miệng

Kĩ thuật:rau lá giữ độ tươi,trơn láng và không bị nát,vừa ăn,vị chua dịu,hơi mặn ngọt,béo,thơm mùi gia vị,ko còn mùi hăng ban đầu

CHUC BAN HOC TOT

câu 1:chất đường bột bánh mì,..

chất béo mỡ,...

chất đạm cá,...

chức năng: bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu

câu 2: nhiễm độc có mùi hôi thúi

câu 3: do thực phẩm bị nhiễm trùng, độc

do bảo quản ho chu đáo