Câu 1: cho biết các đới khí hậu ở châu Á từ vùng cực Bắc đến xích đạo đọc theo kinh tuyến 80*Đ . giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới như vậy? Câu 2: các đồng bằng, sông chính ở châu Á? Câu 3: nêu đặc điểm của địa hình châu Á
2 câu trả lời
Câu 1
Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
- Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên khí hậu chia thành nhiều đới.
Câu 2Các đồng bằng lớn
Tu-ran
- Lưỡng Hà.
- Ấn-Hằng.
- Tây Xi-bia.
- Hoa Bắc.
- Hoa Trung.
Các sông chính
S.Xưa Đa-ri-a và A.mu Đa-ri-a.
- S.Ơ –phrát và Ti-grơ.
- S.Ấn và s.Hằng.
- S.Ô-bi và I-ê-nít-xây.
- S.Hoàng Hà
- S. Trường Giang.
Câu 3
Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng. - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. ... - Các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai.
Câu 1:- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
- Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên khí hậu chia thành nhiều đới như vậy
Câu 2:
Các đồng bằng lớn:
- Tu-ran
- Lưỡng Hà.
- Ấn-Hằng.
- Tây Xi-bia.
- Hoa Bắc.
- Hoa Trung.
Các con sông chính:
- S.Xưa Đa-ri-a và A.mu Đa-ri-a.
- S.Ơ –phrát và Ti-grơ.
- S.Ấn và s.Hằng.
- S.Ô-bi và I-ê-nít-xây.
- S.Hoàng Hà
- S. Trường Giang.
Câu 3:
Chi tiết: (dành cho học sinh giỏi)
- Địa thế châu Á lên xuống rất lớn, khoảng giữa cao, bốn phía chung quanh thấp. Vùng đất phía đông có một dãy quần đảo hình vòng cung nhiều kiểu khác nhau dài từ nam đến bắc. Chiều cao cách mặt phẳng nước biển trung bình chừng 950 mét, là một châu lục có địa thế cao nhất trên thế giới trừ châu Nam Cực ra. Núi, cao nguyên, gò đồi chiếm chừng 3/4 tổng diện tích, trong đó có 1/3 khu vực chiều cao cách mặt phẳng biển trên 1000 mét. Đỉnh núi cao trên 8.000 mét so với mặt phẳng biển trên thế thế giới, tất cả phân bố ở khu vực mạch núi Karakoram và mạch núi Himalaya. Đồng bằng chiếm 1/4 tổng diện tích, ước tính hơn 10 triệu kilômét vuông. Cả châu Á về tổng quát lấy cao nguyên Pamir làm trung tâm, một loạt mạch núi cao lớn toả ra hướng về phía tây và kéo dài đến cạnh ven đất liền. Chủ yếu có mạch núi Thiên Sơn, mạch núi Côn Luân, mạch núi Himalaya, mạch núi Altai, mạch núi Hindu Kush, mạch núi En-bớc-gi, mạch núi Tâu-rớt, mạch núi Gia-gơ-rốt, v.v Giữa các mạch núi chủ cán kể trên có cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Mông Cổ, cao nguyên Iran, cao nguyên Anatolia (hoặc gọi cao nguyên Thổ Nhĩ Kì), cao nguyên Deccan, cao nguyên Arabi, cao nguyên Trung Siberia và bồn địa Tarim, bồn địa Junggar, bồn địa Qaidam, v.v
- Ở mặt bên ngoài của núi và cao nguyên phân bố đồng bằng diện tích rộng lớn, chủ yếu có đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng trung và hạ du Trường Giang, đồng bằng sông Ấn Độ - sông Hằng, đồng bằng Mesopotamia (hoặc gọi đồng bằng Lưỡng Hà), đồng bằng Tây Siberia.
- Châu Á không những lên xuống hai đầu trên đất liền, lại còn quần đảo hình vòng cung ở rìa phía đông đất liền và bộ phận đáy biển ở Thái Bình Dương cũng đồng dạng xuất hiện lên xuống hai đầu, mạch núi trên quần đảo tồn tại xen kẽ theo cùng với rãnh đại dương sâu nhất. Chênh lệch cao thấp của đỉnh núi cao nhất châu Á và rãnh đại dương sâu nhất ở vùng biển lân cận chừng 20 kilômét.
Ngắn gọn:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm