Câu 1: a) Phân tích một ví dụ kỹ năng giải quyết vấn đề.             b) Phân tích một vấn đề tư duy phản biện .             c) Phân tích một ví dụ về tư duy sáng tạo Câu 2: Hãy dùng kỹ thuật 5W1H để nhận diện tình huống sau : Có hai khách nữ trẻ ngồi ở bnf số 5 gọi một phần mỳ ý tuy nhiên nhân viên đã phục vụ rất lâu và còn mang nhầm món mặc dù phạm lỗi sai nhưng nhân viên không xin lỗi khách và có ý muốn khách phải ăn món ăn mình phục vụ nhầm , điều này khiến khách bực mình và phàn nàn với quản lý . Câu 3: Vận dụng tư duy sáng tạo để giải quyết tình huống sau : Có một khách nữ trung tuổi bước vào quán cf và gọi ly nước chanh không đường tuy nhiên nhân viên lỡ phục vụ ly nước chanh có đường ( không được sử dụng biện pháp miễn phí hay giảm giá )

1 câu trả lời

câu 1 )

a)

Một nhân viên tín dụng gửi sai hồ sơ L/C gốc cho đối tác, mà hồ sơ đó lại sẽ được chuyển phát nhanh ra nước ngoài. Tình huống thật nguy hiểm, nhưng thật may đã được bạn ấy phát hiện kịp thời.

Nhận thấy đây là tình huống khẩn cấp, ngay lập tức nhân viên đó liên lạc với khách hàng ở Việt Nam (nơi mà bạn đã gửi hồ sơ đến), được biết bộ hồ sơ đã đưa cho chuyên viên của họ đi bổ sung chứng từ và sau đó sẽ qua dịch vụ chuyển phát nhanh gửi đi. Nhân viên tín dụng đã xin số điện thoại và liên lạc ngay với chuyên viên của khách hàng, nói rõ với chuyên viên về tình huống đang gặp phải và nhờ chuyên viên giữ lại bộ chứng từ sai, bạn nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp chạy qua đổi lại bộ đúng. Sau 20 phút, đôi bên gặp nhau và sự cố đã được giải quyết gấp rút, không phát sinh bất cứ nguy hại nào.

b)

Phân tích:

Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ phản biện

Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau

Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và khuyết điểm

c)Tư duy sáng tạo là năng lực xem xét sự vật hoặc sự việc theo một cách mới, vượt ra ngoài khuôn khổ quy chuẩn bình thường đang được đông đảo mọi người áp dụng. Và quan trọng là tư duy sáng tạo sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với cách làm thông thường.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

3 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước