cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu trong 4 khổ đầu bài thơ sóng

1 câu trả lời

I,MB: Tình yêu- một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ tìm đến 1 cách biểu hiện khác nhau:một tình yêu mang yếu tố triết lí trong thơ Tago, một ình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta bắt gặp 1 cảm xúc tình yêu đầy trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

II, TB

1, Khái quát chung

- HCST: Bài thơ được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền-Thái Bình. Bài thơ in trong tập "Hoa dọc chiến hào"-1968 gồm có9 khổ với nội dung miêu tả về sóng biển và diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình em. 

-* Hình tượng sóng 

- Sóng được khắc họa qua những từ ngữ diễn tả đặc điểm, trạng thái : dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước Đặc biệt qua âm điệu dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì sâu lắng (được tạo nên từ thể thơ năm chữ, từ phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh). Âm điệu đó mô phỏng âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơi

- Ý nghĩa :

+ Ý nghĩa tả thực : miêu tả chân thực, sinh động hình ảnh của sóng ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

+ ý nghĩa biểu tượng : tính cách, tâm trạng và khát vọng của nhân vật trữ tình em. Sóng là hình tượng ẩn dụ, hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ. Âm điệu bài thơ cũng là nhịp sóng lòng của em, là dòng tâm tình của người phụ nữ đang yêu được khơi nguồn khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi.

*  Hình tượng «em »

- Xuất hiện song hành với sóng. Có lúc hòa nhập làm một, vừa phân đôi để soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu.  Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu. 

2, Phân tích 

a,  Hai khổ đầu: .

- Hai câu thơ đầu : dữ dội ><dịu êm, ồn ào>< lặng lẽ => hai trạng thái đối nghịch của sóng cũng là những biến động khác thường về trạng thái tâm lí tình yêu của người phụ nữ đang yêu: tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, đắm say nhưng cũng dịu dàng, e ấp, đầy nữ tính ; thế giới tình cảm yêu đương ẩn chứa những sự đối nghịch, bất thường, phức tạp, không phải lúc nào cũng dễ dàng lí giải.

- Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể. Sông, bể là ẩn dụ cho những không gian sống, không gian yêu, những giới hạn. Sông - giới hạn chật hẹp - thì sóng dứt khoát tìm ra tận bể, để đến được với cái cao rộng, bao dung. Chỉ tìm đến với biển khơi bát ngát, sóng mới thực sự tìm thấy mình, mới nhận thấy rõ nhất sức mạnh và khát khao cháy bỏng trong tâm hồn mình. Đó là quan điểm sống dứt khoát, mãnh liệt, thể hiện một tâm hồn, một tích cách mạnh mẽ, đầy cá tính, không chấp nhận ngủ quên trong hạnh phúc tình yêu mà luôn tự nhìn lại tình yêu của mình, vươn tới sự hoàn thiện.

- Khổ thơ thứ hai : suy tư, liên tưởng về hình ảnh những con sóng ngoài đại dương với nỗi khát vọng tình yêu. Sóng trường tồn cùng thời gian (ngày xưa - ngày sau) ; không bao giờ ngưng nghỉ, cũng như tình yêu con người, đã từ ngàn xưa và còn mãi với con người, nhất là người trẻ tuổi.

b. Khổ 3,4:

- Giọng thơ chuyển sang tâm tình, thầm thì - như lời tự bạch của nữ thi sĩ - Những câu hỏi băn khoăn : đâu là cội nguồn của sóng ? đâu là cội nguồn của tình yêu. Đó cũng là nỗi băn khoăn ngàn đời của những trái tim yêu nhau. Sóng - từ gió Gió - từ đâu ->các hiện tượng tự nhiên đều có thể lí giải được, nhưng tình yêu, cội nguồn của tình yêu thì đâu thể cắt nghĩa rạch ròi. XQ phát hiện ra cội nguồn của tình yêu bằng một cách hoàn toàn nữ tính, đó là sự thú nhận thành thực lòng mình : em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau. Không lí giải được nhưng sự thú nhận chân thành mà dễ thương ấy là đủ để nói lên bản chất của một tình yêu trong sáng mà sâu sắc.

3, Đánh giá chung

a. Nghệ thuật

-- NT tạo âm điệu thơ qua thể thơ 5 chữ ; nhịp điệu câu thơ mô phỏng nhịp của những con sóng ; giọng điệu thơ biến đổi, nhiều âm sắc, có giọng kể, có thủ thỉ tâm tình, có giọng suy tư.. 

- Hình tượng “sóng” có sự gợi cảm phong phú bất ngờ trong sự đối sánh với nhân vật trữ tình “em” -> Khát vọng tình yêu của nhà thơ.

b. Nội dung: Qua hình tượng “Sóng” nhà thơ nêu lên khát vọng về một tình yêu sâu sắc, nồng nàn, thủy chung và bất diệt, gắn với hạnh phúc đời thường. Qua đó, chúng ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu

III, KB: Khảng định lại vấn đề

* Bài viết tham khảo

Tình yêu- một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ tìm đến 1 cách biểu hiện khác nhau:một tình yêu mang yếu tố triết lí trong thơ Tago, một ình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta bắt gặp 1 cảm xúc tình yêu đầy trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa. 

Sóng rất hay, những gì Xuân Quỳnh viết ra đều chân thành và gần gũi, với những cô gái đã từng yêu, sẽ cảm nhận được phần nào sự đồng điệu trong trái tim mình. Còn những cô gái chưa từng yêu, sẽ cảm thấy tình yêu thật đẹp, và hiểu hơn về tình yêu.
Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sóng ngoài khơi là vậy, luôn mang trong mình hai đối cực, vừa dữ dội dịu êm, vừa ồn ào, lặng lẽ. Hai trạng thái này tưởng như đối lập, nhưng lại là một sự song hành tương hỗ không thể thiếu mang đặc trưng của sóng. Bắt nguồn từ cảm hứng này, Xuân Quỳnh đã liên tưởng thật chính xác với tâm trạng của người con gái khi yêu. Khi yêu ai cũng vậy, có những lúc tâm trạng lo lắng, bất an, có những lúc lại dịu dàng, nhẹ nhõm, đó dường như là một bản chất cố hữu của người phụ nữ. Nhưng, dù là người phụ nữ giỏi nhẫn nhịn, chịu đựng và bao dung như nào, cũng không thể nuôi dưỡng trái tim mình, tình yêu mình trong một mối quan hệ với đối phương quá nhỏ bé, không đủ bao dung, yêu thương cho tình cảm của mình.
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Sông là không gian nhỏ hẹp, bể là không gian rộng lớn. Sóng tìm từ sông ra bể, cũng như hành trình của người phụ nữ đi tìm tình yêu đích thực cho đời mình. Khát khao một tình yêu mãnh liệt, hoàn thiện và phù hợp hơn với mình.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Tình yêu là gì mà con người ta luôn hướng tới? Tuổi trẻ sẽ mờ nhạt và buồn tẻ và đau khổ như nào nếu con người ta không biết tới hương vị của tình yêu. Tình yêu không chỉ khiến ta sống đẹp, mà con khiến ta trở thành một người đặc biệt, khác biệt, giữa hàng vạn người. Từ Ôi mở đầu câu thơ, thể hiện một thái độ tràn đầy sự ngạc nhiên và xúc động, một trạng thái ngỡ ngàng trước sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu. Xuân Quỳnh, một cái tôi trực cảm, bà nghĩ rằng, tình yêu sẽ mãi là thứ sống sót trong lòng người, và “ngày sau” hay “ngày xưa” thì vẫn là như thế. Ý thơ mang màu sắc chủ quan, nhưng cũng thể hiện niềm tin, một màu sắc hiện đại tươi mới cho câu thơ. Tình yêu thật thiêng liêng, cao quý và là một nơi người ta khát khao được yêu thương che chở và có quyền được thương trọn vẹn một người. Cảm giác “bồi hồi” thể hiện sự monh ngóng, hi vọng luôn thường trực trong trái tim những người trẻ tuổi. Tuổi trẻ là gì nếu không yêu và được yêu? Xuân Diệu sống trọn đời vì lý tưởng này, và Xuân Quỳnh cũng vậy, luôn trẻ, vì luôn muốn yêu và được yêu.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Hình ảnh “muôn trùng sóng bể” như biểu tượng cho cuộc đời rộng lớn bao la, ở nơi ấy, người con gái luôn mang nặng những ưu tư, suy tư, Xuân Quỳnh đảo “anh” lên trước “em” vì vậy trong suy nghĩ người con gái, người yêu luôn đặt lên vị trí hàng đầu. Con gái khi yêu ai chẳng mong muốn trả lời những câu hỏi, những suy tư của mình, muốn được người yêu giải đáp, một phần trái tim sẽ bớt chênh vênh, bớt suy tư hơn, một phần vì luôn lo lắng, trăn trở tình yêu sẽ vuột mất, nên trong lòng luôn nặng những câu hỏi cần được giải bày, “từ nơi nào sóng lên?”
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Một tâm trạng mong muốn được giải đáp về cội nguồn của tình yêu, vì tha thiết yêu nên càng tha thiết được trả lời những nỗi lòng mình. Nhưng dù có khát khao đến bao nhiêu, thì cũng chỉ nhận lại sự bất lực mà thôi. Tình yêu đến tình yêu đi ai biết? Chỉ biết người ta đến với nhau bằng chính những gì chân thành và thật nhất. Thái độ của em càng khiến bai thơ trở nên đáng yêu, hồn nhiên, thể hiện một sự trực cảm của người phụ nữ.

Bốn khổ thơ đầu khép lại, thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của những con sóng cũng là người con gái khi yêu. Con gái khi yêu luôn có những trăn trở suy tư cần được giãi bày. Nhờ các biện pháp đảo ngữ, tương phản đối lập đã thể hiện rõ tư tưởng và suy tư khi yêu của em, cũng như của Xuân Quỳnh. Ta thêm đồng cảm hơn với em, và càng hiểu hơn rõ hơn về tình yêu trong chính bản thân mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm